Những ‘nét vẽ hạnh phúc’ cho gánh hàng rong

Ngọc Ánh| 13/06/2023 09:30

Với mong muốn san sẻ và “thu nạp” nụ cười như một cách để tiếp thêm năng lượng cho bản thân, cặp đôi Nguyễn Phú Thịnh (29 tuổi) và Nguyễn Phan Thanh Phượng (25 tuổi) đã rong ruổi trên khắp các tuyến đường Sài Gòn, khoác cho các gánh ràng rong những chiếc áo mới bằng những nét đầy yêu thương.

ba-lien-hoa(1).jpeg

Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội TikTok đã xuất hiện một video vô cùng ý nghĩa. Một cô gái trẻ với đôi bàn tay khéo léo, đã vẽ lại chiếc xe bột chiên của một cụ bà, điều đặc biệt là ngay sau khi được đăng tải. Video này đã thu hút sự quan tâm và lan truyền mạnh mẽ trên TikTok với hơn 16 triệu lượt xem và lượng tương tác cao. Nhân vật chính trong video là Thanh Phượng, đồng hành cùng cô là Phú Thịnh, cả hai làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật, truyền thông.

trai-cay-cua-chu-xuan-va-be-gau-bang-hieu-co-su-gop-suc-to-ve-y-tuong-cua-be-gau.jpg

Tiền thân của dự án là series video với tựa đề “Sài Gòn dễ thương”, nơi ghi lại những hình ảnh dễ thương, người tốt việc tốt trên đường phố Sài Gòn. Bắt đầu từ ngày 12/05/2023, chiếc video vẽ trang trí xe hàng rong đầu tiên được ra đời, hành trình cũng bắt đầu từ đó.

Chia sẻ lý do đi khắp nơi tại TP.HCM để vẽ bảng hiệu miễn phí cho các gánh hàng rong Phượng nói: “Ngoài phố có rất nhiều người qua lại, nhưng đa số sẽ chạy rất nhanh hoặc chỉ có tối đa vài giây để nhìn một bảng hiệu nào đó, có những xe hàng của các ông bà, cô chú, có bảng hiệu rất mờ nhạt, khó gây chú ý và ít bán được hàng. Mỗi ngày chỉ kiếm được 100-200 ngàn hoặc có bữa còn không bán được, không đủ trang trải chi phí nên chúng mình quyết định góp một chút sức nhỏ, làm cho các biển hiệu nổi bật hơn và thu hút sự chú ý nhiều hơn".

xe-bun-rieu-ba-sau-hon-20-nam-.jpg

Có nhiều ngày cả hai phải chạy ngoài đường 3-4 giờ đồng hồ để tìm nhân vật, tìm gánh hàng rong để giúp đỡ nhưng không thấy ai. Đây cũng được xem là mộ cái khó khăn trong hành trình của đôi bạn trẻ. Vào những ngày mà anh gần như cạn kiệt năng lượng do di chuyển nhiều, sự niềm nở của những người bán hàng rong đã khiến anh có thêm động lực, Thịnh chia sẻ.

be-hoang-va-bang-moi.jpg

Hành trình “Vẽ nụ cười" của Phượng và Thịnh đã phát sóng được 21 tập, tương đương với 21 gánh hàng rong. Tập 12 đã nhận được lượt tương tác cao nhất và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ từ đó nhiều người biết đế hoạt động này hơn, tập 12 kể về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên Hoa (72 tuổi) bán bột chiên trên đường Điện Biên Phủ, Q.1, TPHCM.

phuong-(1).jpg
Thanh Phượng đang vẽ cho một xe bột chiên lề đường.

Chiếc xe bột chiên này đã có tuổi đời hơn 30 năm do chồng bà làm nên. Năm tháng trôi qua, chiếc xe ngày nào vẫn tồn tại với thời gian vì đó là kỷ niệm mà người chồng quá cố của bà để lại. Dù đã từng rơi vào trạng thái suy sụp vì mất đi người bầu bạn nhưng bà Hoa vẫn cố vực dậy để tiếp tục bán bột chiên. Bà sợ cứ ở nhà rồi trầm cảm, thêm bệnh lại khổ con cái. Thế là mỗi ngày, chiếc xe bột chiên chứa đựng kỉ niện vẫn nổi lửa, dù không bán được nhiều nhưng bà vẫn giữ gánh hàng vì ra đường cho có niềm vui lao động.

ba-yen-ban-nuoc-o-diamond-plaza-ba-rat-tich-cuc-va-de-thuong(1).jpeg

Cũng trong hành trình “thu thập nụ cười” này, không ít những hoàn cảnh, những câu chuyện xúc động đã được nhiều người biết đến và ủng hộ. “Sau khi video đăng tải, chúng mình mong muốn có thể góp phần xây dựng một văn hoá sử dụng mạng xã hội tích cực, thông qua video có thể truyền tải được nhiều niềm tin, sự lạc quan, niềm vụ, sự cảm thông và sẻ chia đến với mọi người”. Điều mà Phượng và Thịnh mong muốn khi thực hiện hoạt động này.

ba-tam-ban-banh-trang-tron-.jpg

100% kinh phí hiện tại để duy trì là do tự chúng mình bỏ ra và không nhận của mạnh thường quân. Nếu tính vẽ một bảng hiệu thì tính ra chi phí khá cao (Đi lại, màu sắc, công vẽ,...) nhưng món quà lớn nhất mà chúng mình gửi đến các ông bà, cô chú là món quà tinh thần kèm theo một phần quà nhỏ. Mỗi tháng, sau khi đã hoàn thành hết các chi phí cá nhân, chúng mình sẽ trích ra phần dư để trao tặng đến các hoàn cảnh cần giúp đỡ. Để tạo ra một bảng hiệu thì ngoài chất liệu là màu, cọ, bút,... Thì chất liệu quan trọng nhất để giúp bảng hiệu thêm hoàn chỉnh đó chính là tinh thần và đam mê của cả 2 chúng mình” Phượng chia sẻ thêm.

Thông qua hoạt động “Vẽ hạnh phúc", cả hai mong muốn việc làm của mình có thể lan tỏa thông điệp tích cực về niềm tin, sự cảm thông và lạc quan. Hy vọng rằng các bạn có xem được những khoảnh khắc này, hãy mở lòng yêu thương và hãy tạo nên nhiều những giá trị nhân văn cao đẹp hơn.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những ‘nét vẽ hạnh phúc’ cho gánh hàng rong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO