Những món ăn tốt cho sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ

hà lê| 10/06/2024 09:42

Vào buổi sớm ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường ăn cơm rượu nếp và hoa quả có vị chua ngọt để "diệt sâu bọ".

Những món ăn tốt cho sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ quen thuộc của người miền Bắc. Ảnh: Hải An.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Nhiệt độ đi kèm độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các loại ký sinh trùng.

Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen... để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Tại nhiều vùng của các tỉnh Bắc bộ, người dân thường dùng hoa quả đặc biệt là quả mận, quả vải phổ biến trong mùa này để giết sâu bọ.

Rượu nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này, người ta cho rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Rượu nếp: Lớp cám ở gạo nếp giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Hạt gạo nếp lên men, khi chín có nhiều chất xơ lẫn vitamin B. Ăn cơm rượu kèm nước lẫn cái trong ngày hè nóng không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh tật khác.

Món rượu nếp không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc. Ảnh: Hải Anh
Món rượu nếp không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc. Ảnh: Hải Anh

Bánh tro: Nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Bánh tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe. Do có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, gout, sỏi thận...

Quả vải: Tháng 6 - 7 là mùa chín rộ của vải. Những quả vải vào mùa không còn vị chua, chát mà đã có vị ngọt dịu mát, thơm. Quả vải có chứa nhiều vitamin C, hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm... Tuy nhiên, quả vải có khả năng sinh nhiệt, hàm lượng đường lớn nên ăn vừa phải.

Quả mận: Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn. Ăn mận đúng cách vừa tăng sinh collagen vừa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chị em cần đảm bảo không ăn quá nhiều một lúc. Ăn quá nhiều mận cũng có thể khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.

Quả đào: Chỉ 2 quả đào nhỏ cũng có thể cung cấp nhiều kali hơn 1 quả chuối, đồng thời chúng còn làm tăng sức mạnh của cơ và thần kinh.

Quả xoài: Có chứa hàm lượng cao beta-caroten mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A, thúc đẩy sự phát triển của xương và tăng cường miễn dịch.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những món ăn tốt cho sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO