Những máy bay riêng của đại gia Việt giờ ở đâu?

08/07/2023 15:19

Một số đại gia từng công khai sở hữu máy bay riêng như ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Đình Long, ông Trịnh Văn Quyết (thời kỳ làm lãnh đạo FLC)... Đến nay, những chiếc máy bay này đang ở đâu?

Máy bay riêng của bầu Đức

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - được biết là người Việt Nam đầu tiên công khai việc mua máy bay riêng (nếu không kể đến trường hợp "công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy, còn gọi là ông Ba Huy, thời kỳ 1930-1940).

Năm 2008, ông Đức chi tới 5,1 triệu USD mua lại chiếc Beechcraft King Air350. Đây là máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, buồng lái có chỗ cho 2 phi công, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005. Lý do ông bỏ hàng triệu USD tậu máy bay riêng là để phục vụ công việc.

Những máy bay riêng của đại gia Việt giờ ở đâu? ảnh 1
Bầu Đức là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng (Ảnh: Dân trí).

Sau đó, để đưa vào khai thác, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai còn tốn thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật...

Chiếc King Air 350 bay chủ yếu từ TP.HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia Lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, Myanmar, với tầm bay hơn 2.000km.

Tuy nhiên, bầu Đức “đánh tiếng” sang nhượng máy bay từ năm 2013. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam ngỏ ý mua lại chiếc King Air 350 này để sử dụng vào mục đích bay hiệu chỉnh (bay kiểm tra thiết bị thu - phát sóng) trên các đường bay...

Nhưng sau đó, chiếc máy bay đã về tay Vietstar Airlines - hãng bay hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung. Giá bán King Air350 không được tiết lộ, nhưng có thể thấp hơn nhiều so với mua mới, bởi tại thời điểm chuyển nhượng, chiếc King Air350 đã 11 năm tuổi.

Năm 2014, bầu Đức lại gây chú ý khi liên tục di chuyển trên chiếc máy bay phản lực Legacy600 hạng sang, có cabin với nội thất tiện nghi, sức chứa 13 chỗ ngồi. Nhiều người khi đó đồn đoán ông Đức đã chi 27 triệu USD sở hữu chiếc máy bay thứ hai.

Tuy nhiên, nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết chiếc Legacy600 được một cá nhân người nước ngoài đăng ký khai thác, ông Đức chỉ thuê lại. Khoảng 2 năm sau đó, chiếc Legacy600 không còn đăng ký khai thác ở Việt Nam.

Trực thăng của tỷ phú Trần Đình Long

Tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát, là người sở hữu máy bay riêng thứ hai tại Việt Nam.

Những máy bay riêng của đại gia Việt giờ ở đâu? ảnh 2
Chiếc trực thăng từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Hòa Phát (Ảnh: Người lao động).

Năm 2010, Hoà Phát chi khoảng 5 triệu USD để sắm mẫu trực thăng EC135Pi có 6 chỗ ngồi. Đây là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không, mà bay phía dưới. Vì vậy, mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.

Ông Long thuê Công ty Dịch vụ Bay miền Bắc thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc bảo dưỡng, lo thủ tục sử dụng chiếc EC135Pi.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ông đã bán lại chiếc máy bay này cho Công ty VinaCopter của Hong Kong (Trung Quốc).

Cục Hàng không Việt Nam sau đó đã xoá đăng ký quốc tịch của chiếc máy bay. Từ đó đến nay, ông Trần Đình Long không đăng ký sở hữu máy bay riêng.

Hai chiếc trực thăng của ông Trịnh Văn Quyết

Vào năm 2014, ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, tuyên bố FLC sẽ tham gia vào kinh doanh dịch vụ cho thuê trực thăng và du thuyền.

Lãnh đạo FLC khi đó cho biết đã mua hai chiếc trực thăng có trị giá trên 1.000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà tập đoàn này quản lý.

Những máy bay riêng của đại gia Việt giờ ở đâu? ảnh 3
Một trong những chiếc trực thăng được gắn logo của FLC (Ảnh: Nhà Đầu Tư)

Nhưng sau một thời gian đưa vào khái thác, nhận thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập nên ông Quyết đã sang nhượng hai chiếc trực thăng cho đối tác.

Không có cá nhân nào ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng

Theo Cục Hàng không Việt Nam, cho biết, tất cả máy bay phục vụ cá nhân trên hiện đều thuộc sở hữu của các công ty hàng không chung để cho cá nhân thuê. Hiện tại, không có cá nhân nào ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng.

Trong tổng số 45 máy bay tại Việt Nam được cấp phép hoạt động hàng không chung, chỉ có 8 máy bay phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, số lớn còn lại phục vụ các nhu cầu dịch vụ dàn khoan, bay du lịch, bay khảo sát...

Mỗi chuyến máy bay riêng hay bay khai thác hàng không chung đều phải xin cấp phép. Rào cản thủ tục này khiến hoạt động của máy bay riêng ở Việt Nam chưa phát triển, muốn bay gấp lại phải chờ xin phép cất cánh.

Lý do khác là số tiền bỏ ra ban đầu để sở hữu một chiếc máy bay quá lớn, gồm chi phí mua, cải tạo máy bay ban đầu và vận hành, bảo dưỡng,... định kỳ. Ngoài ra, chi phí để đưa máy bay vào khai thác cũng không nhỏ.

Theo VietNamNet

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/nhung-may-bay-rieng-cua-dai-gia-viet-gio-o-dau-post1549698.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/nhung-may-bay-rieng-cua-dai-gia-viet-gio-o-dau-post1549698.tpo
Bài liên quan
  • Hà Nội điều chỉnh giao đất KĐT sinh thái cao cấp gần 2.000 tỷ đồng
    Hà Nội vừa điều chỉnh tên người sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng từ Công ty TNHH Đầu tư và phát triển DIA – Hà Tây thành Công ty cổ phần Đầu tư DIA. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 1.974 tỷ đồng, với 626 biệt thự thấp tầng.
  • Đề án 1 triệu căn NOXH: Hiệu quả thấp, vướng đủ thứ
    Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2021 - 2030 hiện chỉ có 79 dự án hoàn thành với 42.414 căn hộ. Nguyên nhân đến từ vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và thực thi, mỗi địa phương thực hiện một kiểu.
  • Cần Thơ khởi công xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo
    Sáng 17/11, tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công xây dựng 200 căn nhà Đại đoàn kết; hưởng ứng phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Thành phố.
  • Lý do chủ đầu tư dự án bất động sản có tiền nhưng không được trả nợ
    Công an tỉnh Bình Dương kết luận, hai thoả thuận đặt cọc quyền mua nhà ở hình thành trong tương lai trị giá 496 tỷ đồng tại dự án Khu nhà ở Công ty Phú Quang được ký bởi ông Trần Văn Ngô và ông Nguyễn Văn Lợi không có thật về nội dung giao dịch, mà nhằm tạo ra để vay vốn ngân hàng đầu tư vào dự án. Do đó, không có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Nhà triệu USD ngày càng nhiều, nhà ở bình dân tìm không ra!
    Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết: “Giá nhà đất quá cao cản trở quá trình phát triển bền vững của thị trường bất động sản. Tại Hà Nội và TP HCM, khoảng 70% nguồn cung mới đưa ra thị trường là sản phẩm cao cấp, siêu sang. Thậm chí những căn nhà hơn 1 triệu USD xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi nhà ở bình dân biến mất”.
  • Khởi động dự án Quảng trường biển, kỳ vọng đưa Phú Quốc trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật quốc tế
    Sáng 16/11, UBND TP Phú Quốc và UBND phường An Thới đã tổ chức lễ khởi động Bãi tắm công cộng Bãi đất đỏ, trục đường đi bộ ven biển thuộc dự án Quảng trường biển quốc tế, nhằm gia tăng tiện ích công cộng, đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những máy bay riêng của đại gia Việt giờ ở đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO