Tiêu thụ quá nhiều tinh bột (carb)
Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy khiến người áp dụng Keto không thể giảm cân. Bạn phải giảm lượng carb xuống mức rất thấp để đạt đến và duy trì trạng thái ketosis.
Trạng thái ketosis - một trạng thái trao đổi chất trong đó cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng thay vì glucose - lượng carb tiêu thụ phải giảm mạnh. Trên thực tế, chỉ có khoảng 5% tổng lượng calo trong bữa ăn nên đến từ carbs.
Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn
Phụ thuộc vào thực phẩm chế biến sẵn có thể hạn chế quá trình giảm cân ngay cả khi chúng thân thiện với keto. Các loại thực phẩm như thanh đồ ăn nhẹ, món tráng miệng keto và các thực phẩm đóng gói khác giữa các bữa ăn có thể làm hỏng nỗ lực giảm cân bởi lượng lượng calo bổ sung mà chúng cung cấp.
Tiêu thụ quá nhiều calo
Kiểm soát lượng calo tiêu thụ mỗi ngày là ưu tiên hàng đầu.
Các loại thực phẩm trong chế độ ăn Keto thường tạo cảm giác no lâu vì nhiều chất béo và protein như: bơ, dầu ô liu, sữa,... Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong ngày thì sẽ dẫn đến nạp vào quá nhiều calo và không thể giảm cân.
Cơ thể đang có bệnh tiềm ẩn
Nếu đã tuân thủ đúng các quy tắc mà vẫn không thể giảm cân thì nên đi khám vì có thể nguyên nhân là do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể đang ngăn trở việc giảm cân.
Suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, trầm cảm và tăng insulin máu (nồng độ insulin trong máu cao) là các vấn đề có thể gây tăng cân và khó giảm cân.
Đừng quá lo lắng, nếu nghi ngờ thì nên đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Kỳ vọng vào việc giảm cân không thực tế
Nhiều người thường muốn có kết quả nhanh khi thực hiện một kế hoạch ăn kiêng. Nhưng quá trình này cần có thời gian để thực hiện và không thể trong một sớm một chiều. Với mỗi người khác nhau lại cần thời gian và quá trình khác nhau tùy thể trạng.
Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng việc giảm từ 0.5 đến 1kg trong một tuần tùy theo trọng lượng cơ thể là tốt nhất. Thay vì chỉ sử dụng cân nặng để kiểm soát quá trình giảm cân, người dùng nên lưu ý đo số đo cơ thể như bắp tay, đùi, bụng để kiểm soát tình trạng cơ thể tốt hơn.
Ăn vặt quá nhiều
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao như các loại hạt, bơ hạt, phô mai có thể khiến bạn giảm cân không hiệu quả. Bạn nên chọn các thực phẩm có hàm lượng calo thấp hay thực phẩm nhiều chất xơ, đạm giúp bạn cảm thấy no lâu mà không tiêu thụ quá nhiều calo.
Căng thẳng và ngủ không đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng mãn tính và thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến việc giảm cân. Khi cơ thể bạn bị căng thẳng, sẽ sản sinh ra một lượng dư thừa một loại hormone gọi là cortisol.
Nồng độ cortisol tăng cao, thường được gọi là hormone căng thẳng, có thể khuyến khích cơ thể lưu trữ chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng. Ngoài ra, những người bị căng thẳng mãn tính dẫn đến thiếu ngủ, điều này cũng có liên quan đến việc tăng cân.
Lười vận động
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp thì việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn vô cùng cần thiết. Không chỉ đốt cháy calo, việc tập luyện còn giúp người dùng xây dựng cơ bắp, có thể giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên bằng cách tăng lượng năng lượng đốt cháy khi nghỉ ngơi.