Sau đây là những lợi ích sức khỏe của tách trà gừng mỗi sáng.
1. Kiểm soát cholesterol
Một đánh giá năm 2022 về 26 thử nghiệm đã phát hiện uống trà gừng giúp giảm đáng kể chất béo trung tính và cholesterol xấu LDL. Ngay cả liều lượng dưới 1.500 mg mỗi ngày cũng có hiệu quả.
2. Giảm lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu cho thấy gừng có đặc tính chống bệnh tiểu đường.
Một đánh giá năm 2022 cho thấy lượng đường trong máu lúc đói và chỉ số đường huyết HbA1c ở người bệnh tiểu đường giảm đáng kể sau khi bổ sung gừng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về dược phẩm Iranian Journal of Pharmaceutical Research cũng cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống gừng mỗi ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gừng giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Trà gừng có khả năng giúp giảm mức cholesterol, từ đó có thể giúp giảm bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra ăn gừng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.
4. Có đặc tính chống ung thư
Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy gừng có đặc tính chống ung thư và có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, nhờ gingerol, nhiều hợp chất chống oxy hóa và chống viêm. Một số bằng chứng cho thấy các hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và gan, theo Health Shots.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology cho thấy gừng có đặc tính chống ung thư. Với những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng sau khi uống 2 g gừng mỗi ngày trong 28 ngày, đã có niêm mạc ruột ít biến đổi thành ung thư hơn.
5. Trị viêm xương khớp
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy gừng chứa gingerol có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Trà gừng có thể giúp giảm viêm, đặc biệt là viêm xương khớp. Nó giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp.
6. Hỗ trợ tiêu hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể điều trị và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trà gừng cũng giúp điều trị đau bụng, đầy hơi, bội thực, buồn nôn và hội chứng ruột kích thích.
Tuy nhiên, cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiềm ẩn.