Những loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Ngọc Ánh (T/H)| 19/02/2024 17:54

Sau Tết đồ ăn dư thừa hầu hết sẽ được bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng có một số loại thực phẩm nếu bảo quản trong tủ sẽ làm cho chúng bị mất chất, thậm chí là biến đổi thành các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khoai tây

Ở nhiệt độ thấp, khoai tây sẽ bị biến chất, ảnh hưởng đến mùi vị. Chức năng làm lạnh của thiết bị này khiến khoai tây bị thoát hơi nước, môi trường xung quanh nó trở nên ẩm ướt, thúc đẩy khoai  nảy mầm. Ở khoai tây mọc mầm, hàm lượng dinh dưỡng giảm trong khi chất độc solanin tăng lên, có thể khiến người ăn bị ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

10 món ngon từ khoai tây, vừa ngon vừa bổ

Phương pháp bảo quản đúng: Cho một vài quả táo vào túi đựng khoai tây. Quả táo chín thải ra khí ethylene, có thể làm chậm tốc độ nảy mầm. Nên để khoai tây ở nơi tối và thoáng mát.

Cà chua

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bảo quản cà chua nhiều ngày ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ làm thay đổi kết cấu tự nhiên của cà chua, sản sinh ra các chất dễ bay hơi và 65% các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Vì thế, không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh mới tươi lâu, chỉ cần bảo quản cà chua ở nơi khô ráo, thoáng mát vẫn có thể giữ được các dưỡng chất tốt bên trong cà chia

Cà chua: Ăn cà chua có tác dụng gì và các món ngon

Cà chua cũng không bảo quản được lâu ở nhiệt độ thường, tốt nhất nên mua số lượng vừa phải, đủ dùng là tốt nhất.

Chuối

Chuối là loại trái cây rất nhanh hư nhưng cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ ở tủ lạnh có thể phá hủy cấu trúc tế bào chuối, ảnh hưởng đến hương vị

Ăn chuối có tác dụng gì? 9 công dụng tuyệt vời từ trái chuối

Ngoài ra, chuối để trong tủ lạnh nhanh bị thâm đen, thối hỏng hơn ở môi trường nhiệt độ phòng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và thậm chí “tấn công” sang cả những thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Hành tây

Nếu để củ hành tây sử dụng dở trong tủ lạnh có thể gây nguy hiểm vì thực phẩm này không có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Đặc biệt là khi để trong tủ lạnh, tinh bột sẽ chuyển thành đường và bắt đầu bị mốc

Tuyệt chiêu từ hành tây trị cảm cúm - Nhà thuốc FPT Long Châu

Mặt khác, hành tây có mùi hăng nồng, nếu cho vào tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh và các thực phẩm khác bị nhiễm mùi.

Tỏi

Đại học Cornell (Mỹ) cảnh báo do tỏi có hàm lượng axit thấp, khiến chúng dễ bị nhiễm Clostridium botulinum- thủ phạm gây ra ngộ độc nên việc bảo quản chúng trong tủ lạnh là không nên

Tỏi - 'Thuốc quý' phòng chữa nhiều bệnh

Tiến sĩ Dimple Jangda(Mumbai, Ấn Độ) khuyến cáo thêm, không nên để tỏi đã bóc vỏ trong tủ lạnh bởi bị nấm mốc rất nhanh. Nên bóc vỏ khi chuẩn bị nấu và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Cơm

Gần đây đang nổi nên xu hướng bảo quản cơm trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian nấu, và tiện lợi cho những người bận rộn nhưng Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) từng cảnh báo gạo chưa nấu chín có thể chứa bào tử Bacillus cereus, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

20 món ngon có thể chế biến từ cơm nguội còn dư, đảm bảo ăn là mê ngay

Các bào tử vẫn có thể tồn tại khi cơm được nấu chín. Bởi vậy, để tránh ngộ độc, NHS khuyến cáo:

Không nên bảo quản cơm trong tủ lạnh quá một ngày, khi hâm nóng cơm, hãy luôn kiểm tra xem cơm đã nóng hoàn toàn chưa, không hâm nóng cơm nhiều lần.

Các món nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để lâu trong tủ lạnh thì vi khuẩn, nấm mốc sẽ sinh sôi, tạo ra các độc tố khiến người ăn bị bệnh đường ruột, thậm chí ngộ độc

Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt…, nếu để lâu sẽ dễ sinh ra những chất độc hại.

Hải sản đã nấu chín

Những món ăn tuyệt đối không để qua đêm

Chất đạm trong hải sản rất dễ phân hủy và trở thành chất độc hại, khiến người ăn bị tiêu chảy, ngộ độc, dị ứng.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO