Những loại ớt nào phổ biến ở Việt Nam?

An Thanh (T/H MXH)| 17/03/2024 16:33

Ở nước ta, ớt có nhiều loại, dễ trồng, dễ chăm sóc nên được phân bố rộng rãi. Trong đó, ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng, ớt chuông và ớt chỉ địa được xem là những loại ớt phổ biến nhất được dùng trong đời sống hằng ngày.

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum họ cà (Solanaceae) có vị cay nồng. Người Việt thường sử dụng ớt làm gia vị phổ biến trong các món ăn.

Nhờ màu đỏ rực rỡ, chúng còn được sử dụng với mục đích trang trí cho các món ăn thêm đặc sắc. Bên cạnh đó, loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B6, vitamin A, vitamin K, folate, kali và đồng.

Chilli Paprika (Thai Large) | Dave's Seed

Trong tự nhiên, cây ớt có thân thảo, thân dưới hóa gỗ, tròn, dễ gãy, không cao nhưng nhiều nhánh, nhiều lá. Hoa ớt có kích thước nhỏ, mỗi cụm hoa có khoảng 3 – 4 bông.

Trái ớt là bộ phận giá trị nhất của cây, chúng khá đa dạng về hình dáng, khi có một số giống là hình nón, hoặc hình bầu dục. Bề mặt quả nhẵn bóng, trái ớt có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu vàng đẹp mắt. Hạt ớt có hình tròn, dẹt, cứng lại khi chín.

Chili Espelette (4000 scv) - Økologiske frø | Plukkselv.no

Theo các nhà khoa học, vòng đời của cây ớt trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nảy mầm. Giai đoạn này được tính từ khi hạt ớt rơi xuống đất cho tới khi chúng nảy mầm và mọc cây con.

Thời gian nảy mầm của cây ớt khoảng 1 - 2 tháng. Tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng và ra hoa. Trong khoảng thời gian này, cây ớt sẽ ra lá mầm và phát triển đến khi trưởng thành. Thời gian tăng trưởng và ra hoa của cây tùy thuộc vào giống.

Cuối cùng, cây ớt sẽ ra trái -  là giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra trái tới khi trái chín. Thông thường, một cây ớt khỏe mạnh sẽ phát triển quả ngay sau khi cây ra hoa khoảng 2 tuần.

Hầu hết, ớt sẽ có các đặc điểm chung như đã nêu trên. Song, tùy vào từng giống ớt sẽ có hình dạng, màu sắc, độ cay hay các điểm riêng biệt không giống nhau.

Ớt chỉ thiên

Ớt chỉ thiên là một loại ớt hiểm trái nhỏ, được xếp vào chi Capsicum annuum. Tiên gọi “chỉ thiên” vì quả ớt không trút xuống dưới đất mà hướng thẳng lên trời. Ớt này cũng còn có nhiều tên gọi khác như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu.

Độ cay của ớt chỉ thiên

Một cây ớt chỉ thiên trưởng thành có chiều cao từ 0.6-1.3m. Lá màu xanh, dài từ 3-4cm, rộng chừng 1.5-2cm. Quả ớt khi chưa chín có màu xanh nhạt, chín có màu đỏ, hoặc da cam, độ dài khoảng từ 2-5cm, đường kính chừng 0.5-1cm. Dáng quả hình nón, nhỏ, đầu nhọn, nặng khoảng 2g.

Hạt bên trong có màu trắng, rất nhỏ, số lượng hạt từ 10-20 mỗi quả. Theo thang đo độ cay Scoville, loại ớt này có độ cay từ 50,000-100,000 SHU.

Cây ớt phát triển tốt trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ ấm và ẩm, trung bình từ 20 đến 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây ớt chỉ thiên. Đất trồng nên có đặc điểm tơi xốp, thoát nước tốt, không chua và giãi nắng tốt là lựa chọn tốt cho cây ớt chỉ thiên.

mua ớt chỉ thiên ở đâu

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực, ớt chỉ thiên còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ thành phần dinh dưỡng có trong ớt như vitamin A, vitamin C, vitamin E và các nguyên tố vi lượng hữu ích khác, ớt chỉ thiên có khả năng giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường; giảm đau và giúp giảm triệu chứng đau khớp.

Cải thiện hệ tuần hoàn máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Capsaicin trong ớt giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm.

Theo y học cổ truyền, ớt chỉ thiên có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham thường dùng để chữa chứng ăn uống chậm tiêu, hỗ trợ điều trị viêm khớp mạn tính, bệnh chàm (eczema), bệnh vẩy nến hay đau lưng do thời tiết.

Ớt hiểm

Ớt hiểm, còn gọi là ớt mắt chim, ớt thóc, hay ớt Thái, thường mọc ở các vùng thuộc Đông Nam Á. Loại ớt này cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Kerala.

Cách trồng ớt hiểm cực dễ, sai trĩu quả

Đây là loại cây lâu năm, thân nhỏ, có trái thuôn nhỏ, dạng hình nón, thường mọc thành chùm 2, 3 trái ở đốt. Trái của nhiều loại ớt hiểm thường có màu đỏ, một số loại có màu vàng, tím hoặc đen. Mặc dù trái nhỏ, nhưng ớt hiểm có vị rất cay, vượt xa nhiều loại ớt khác. Độ cay của nó là 100,000 - 225,000 đơn vị Scoville. Ớt hiểm thường được sử dụng để gia vị trong các món ăn.

Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin có công dụng trị bệnh và được dùng nhiều trong y học. Nó có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống, và thường được dùng chữa đau bụng do lạnh tiêu hóa kém. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm truyền thống, ớt hiểm được dùng để làm giảm chứng viêm khớp và bệnh thấp khớp. Nó cũng được sử dụng làm thuốc chữa chứng đầy hơi và đau răng.

Để trồng ớt hiểm, cần đất tơi xốp, thoát nước tốt và nắng. Sau khi thu hoạch, ớt hiểm có thể được sấy khô, làm gia vị, hoặc dùng tươi trong các món ăn.

Ớt sừng vàng

Ớt sừng vàng, còn được gọi là ớt sừng trâu, là một loại ớt phổ biến được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Thân cây ớt sừng vàng hóa gỗ khi càng về già, có lông hoặc không lông. Cây có chiều cao khoảng từ 80-100 cm. Lá của ớt sừng vàng mọc đơn, hình thoi, nhọn ở phần đầu. Lá non có màu xanh nhạt và dần chuyển sang vàng khi về già. Hoa của cây ớt sừng vàng lưỡng tính, mọc thành chùm màu xanh.

Đây là giống ớt ra trái quá trời, thương lai đang đổ xô đi mua với giá cao bất ngờ ở Hậu Giang - Ảnh 1.

Quả ớt sừng vàng có hình dáng dài, thịt dày, da phẳng và láng. Trái non có màu trắng, khi già trái chuyển sang màu cam rồi đỏ tươi khi chín. Vị cay của ớt sừng vàng khá dịu, không gay gắt như ớt chỉ thiên, nên được ưa chuộng rộng rãi.

Ớt sừng vàng không chỉ là gia vị thường xuyên trong các món ăn, mà còn có những công dụng trong việc chữa bệnh. Chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cao gấp 5-10 lần cà rốt hay cà chua. Trong y học cổ truyền, ớt sừng vàng được xem là có thể bảo vệ thành mạch máu, trị bệnh chướng nở tĩnh mạch, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng tuổi thọ. Đồng thời, capsaicin trong ớt có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và hỗ trợ điều trị táo bón.

Ớt ngọt hay ớt chuông

Ớt ngọt hay ớt chuông được xem là siêu thực thực phiểm nhờ có giá trị dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần vitamin C có trong ớt chuông cao hơn một số loại trái cây, kể cả trái cam.

Bell Peppers: Do the Different Colors Taste Any Different? - Delishably

Trái ớt ngọt giống như quả chuông với lớp vỏ dày, bên trong rỗng ruột và hạt bám trên thành các sợi tế bào. Đây là loại ớt duy nhất không có chất capsaicin (hợp chất gây cảm giác cay nóng).

Ớt ngọt có nhiều màu sắc, xanh vàng đỏ. Mỗi màu có một vị và cách chế biến khác nhau nên hàm lượng dinh dưỡng cũng không đồng nhất. Do chứa ít calo, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa khác nên loại ớt này trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Bell Pepper FAQs & Facts | NatureFresh™ Farms

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vitamin A trong ớt chuông đóng vai trò là chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể; đồng thời hỗ trợ tế bào da, bảo vệ thị lực, chữa lành vết thương. bên cạnh đó, các vitamin B6, vitamin K1, vitamin E… đem lại lợi ích cho xương khớp, tim mạch, thần kinh.

Để trồng ớt chuông, cần chọn vị trí có ánh nắng tốt, đất thông thoáng và sử dụng phân bón hữu cơ. Sau khi thu hoạch, có thể sơ chế ớt ngọt bằng cách rửa sạch, cắt hạt và sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Ớt chỉ địa

Ớt chỉ địa được trồng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Cây ớt chỉ địa có thân thảo, thường cao từ 30 đến 120 cm, với thân cây phân nhiều nhánh và rễ chùm ăn sâu vào lòng đất. Lá cây ớt chỉ địa có hình bầu dục, màu xanh đậm, và một số loài có lông bao phủ trên lá. Hoa của cây nhỏ, mọc tập trung thành cụm, và quả ớt có hình nón, tròn hoặc bầu dục, chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoặc vàng khi chín.

Ớt chỉ địa có độ cay từ vừa đến cay, tùy thuộc vào giống và mức độ chín của quả. Quả ớt chỉ địa được sử dụng làm gia vị phổ biến trong các món ăn. Ngoài ra, nhờ màu đỏ rực rỡ, ớt chỉ địa còn được sử dụng với mục đích trang trí cho các món ăn thêm đặc sắc.

Loại ớt này chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, bao gồm vitamin C, vitamin B6, vitamin A, vitamin K và folate. Ớt chỉ địa thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu ở Việt Nam và có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Sau khi thu hoạch, quả ớt chỉ địa có thể được sấy khô, xay thành bột, hoặc sử dụng tươi trong các món ăn.

Bài liên quan
  • Lợi ích làm đẹp da của ớt chuông
    Theo Health Shots, ớt chuông giàu vitamin A, chất chống oxy hóa, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lão hóa da. Dưới đây là 4 lợi ích làm đẹp da của ớt chuông.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những loại ớt nào phổ biến ở Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO