Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là có được một đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang, nhưng mỗi đứa trẻ lại rất khác nhau, điều này có thể mang lại niềm vui hay khó khăn, rắc rối cho cuộc sống của cha mẹ. Khi đó, nhiều cha mẹ đã sử dụng những biện pháp giáo dục khắc nghiệt, nghiêm khắc để uốn nắn những đứa trẻ hư. Mặc dù phương pháp này có tác dụng tức thì nhưng kiểu giáo dục này làm suy giảm sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ ở một mức độ nhất định. Cơ thể và tâm trí của đứa trẻ bị đè nén, dần dần nó không dám bộc lộ cảm xúc thật bên trong của mình, và nó trở thành một đứa trẻ “ngoan ngoãn” trong mắt cha mẹ.
Vì vậy, khi nuôi dạy đứa trẻ “quá nghe lời” bố mẹ cũng nên thân trọng bởi trẻ “quá nghe lời” có thể sẽ đánh mất những điều này và đó cũng được coi là thất bại của cha mẹ.
1. Thiếu độc lập
Những ông bố bà mẹ trực tiếp chăm sóc con cái của họ có thể nhận thấy rằng khi con họ lên hai tuổi, chúng dường như trở nên ít "nghe lời" hơn. Lúc này, trẻ mới bắt đầu biết nói và thường hay phản kháng bố mẹ như thể chữ “đừng” luôn thường trực trên môi của chúng. Ví dụ, nếu bạn mặc quần áo màu vàng cho con, bé sẽ cởi ra bằng được và đòi mặc màu đỏ mà bé thích; cửa quá nặng khiến con không thể mở được, nhưng nếu bạn giúp con mở, nó sẽ càng khóc lóc không chịu…
Trên thực tế, điều này là do sự nhận thức về bản thân của đứa trẻ bắt đầu hình thành, chúng có khả năng tách mình khỏi bố mẹ và chúng cũng bắt đầu nhận ra cảm xúc, sở thích và mong muốn của chính mình. Đây thực sự là một giai đoạn bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Nếu phải đối đầu với bọn trẻ vào thời điểm này thì rõ ràng đó là một vấn đề phi nguyên tắc, và chúng ta phải duy trì “uy quyền” của người lớn để yêu cầu trẻ phải “ngoan ngoãn”. Bọn trẻ có thể chống đối lúc đầu, nhưng dần dần chúng không thể phản kháng mà phải khuất phục trước người lớn. Cuối cùng chúng phải nghe và làm theo ý kiến của bố mẹ, lâu dần tính tự lập sẽ mất dần đi.
2. Thiếu ý kiến
Điều gì xảy ra khi một người thiếu ý kiến? Những đứa trẻ như vậy vẫn thường xuất hiện quanh chúng ta. Biểu hiện chính của chúng là thiếu chính kiến và thường nghe lời cha mẹ trong mọi việc, hậu quả là chúng mất đi thói quen tự đánh giá và hình thành thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ rất không tốt.
Trong gia đình, trẻ còn cư xử như vậy thì trong giao tiếp và các mối quan hệ ngoài xã hội sau này, tính cách đó chắc chắn sẽ là trở ngại lớn cho sự tiến bộ của anh ấy. Và nguồn gốc của tất cả những điều này được cho là do quá trình phát triển tính cách quá ngoan ngoãn.
3. Đánh mất niềm vui thời thơ ấu
Ở một số buổi tụ tập vui chơi chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ được gọi là “con ngoan trò giỏi” so với những đứa trẻ khác. Khi trẻ con nhà khác tụ tập chơi game thì chúng ít tham gia, hầu như chỉ ngồi chung với người lớn, ngồi yên tĩnh và không ồn ào. Đứa trẻ này không thích chơi sao? Đừng quên rằng “chơi” là bản tính của trẻ em nhưng có lẽ bé đó đã ghi nhớ và đang làm theo những gì cha mẹ đã nói kiểu như: “Hãy là một đứa trẻ ngoan và đừng chạy lung tung, nghịch ngợm trong nhà người khác…”.
Thực tế, ý chí là vốn sống của trẻ và vui tươi là bản tính của trẻ. Cha mẹ không nên bóp nghẹt bản chất của con em mình để trẻ có tuổi thơ hạnh phúc. Đối với nhiều người, tuổi thơ là những ngày mây trắng và mộng tưởng. Bạn có thể vô cớ muốn bố mẹ đòi đồ chơi và đồ ăn vặt. Mỗi ngày, bạn có thể lang thang trong công viên hoặc đi chơi cùng bạn bè mà không phải lo lắng về quá nhiều thứ như người lớn.
4. Từ bỏ ý thích của bản thân
Những đứa trẻ quá vâng lời hầu hết đều có một người cha hoặc người mẹ “độc đoán” nghiêm khắc trong kỷ luật với con cái. Còn con cái thì dần dần không chịu nổi, lời cha mẹ đối với chúng chẳng khác nào “thánh chỉ”, chúng không dám phản kháng kể cả đó là những điều chúng không thích. Có thể ban đầu chúng sẽ tỏ ra “không muốn”, nhưng khi nhận ra điều này sẽ khiến bố mẹ không hài lòng (hoặc tức giận), chúng dần dần không dám nữa. Trong mắt những đứa trẻ kiểu này, không còn phân biệt được cái thích và cái không thích của bản thân mà chỉ có "niềm vui và nỗi giận" của cha mẹ chúng.
Theo V.K - Vietnamnet