Những việc nên làm
Dọn dẹp bàn thờ
Ngày Rằm, nên lau dọn lại bàn thờ sạch sẽ, tuyệt đối không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương, khấn xin Thần linh, tổ tiên về việc mình sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm tháng Giêng.
Cúng đúng ngày rằm
Nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vì lý do cá nhân nên thường cúng sớm, tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là việc không nên.
Gia đình nên sắp xếp cúng vào đúng ngày rằm, tức ngày 15/1 âm lịch, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn. Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng
Mâm cỗ để cúng vào Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng vì ngày này được cho rằng là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày rằm khác. Do vậy, gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đầy đủ, gồm mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên trong nhà, đủ chay, đủ mặn.
Chuẩn bị hoa tươi dâng lễ
Hoa tươi dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,…
Không dùng hoa giả, quả giả để dâng bàn thờ Phật cũng như không dùng những vật phẩm dùng chung, đã được sử dụng để cúng. Những việc này sẽ khiến việc cúng Rằm tháng Giêng trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành.
Phóng sinh
Phóng sinh là hoạt động thường thấy tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều gia đình khi đến chùa lễ Phật thường mua chim, cá, rùa thả phóng sinh, cầu sức khỏe, may mắn. Tuy nhiên cũng cần chú ý không phóng sinh ồ ạt, tạo cơ hội cho một vài đối tượng trục lợi từ việc này.
Đi chùa
Rằm tháng Giêng không chỉ là Tết Nguyên tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mà còn là ngày vía Thiên Quan. Do vậy để có thể giải trừ những tai ương trong năm cũ, cầu nguyện an lành và mọi điều tốt lành cho năm mới, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường,…sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà.
Làm việc thiện
Vào ngày này bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.
Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.
Những việc kiêng kỵ, không nên làm
Kiêng để hết gạo hết lửa trong nhà
Ngày Rằm tháng Giêng là ngày đặc biệt trong năm nên cần chú ý không được để thùng gạo trong nhà trống rỗng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa bởi lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Không đến nơi nhiều âm khí
Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như nghĩa địa, mồ mả, nơi hoang vu... nhất là những người sức khỏe yếu kém, dễ bị vận xui đeo bám. Hạn chế hoặc không nên ra ngoài sau 10 giờ tối trong ngày Rằm tháng Giêng.
Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, Mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Kiêng cãi vã, va chạm
Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái quấy khóc nhiều trong ngày này.
Kiêng cho vay mượn tiền bạc
Nhiều người quan niệm, vay mượn tiền bạc nhưng ngày này sẽ khiến tài vận của bản thân sẽ sụt giảm.
Kiêng sát sinh
Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết lợn, mổ gà hay vật nuôi khác để tránh vận xui. Không chỉ kiêng sát sinh, nên tránh một số món ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt… Ngoài ra, nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.