Những điều nên làm và không nên làm trong ngày Tết

Ngọc Ánh (T/H)| 09/02/2024 10:49

Những ngày đầu tiên của năm mới, người dân lại truyền tai nhau những điều nên làm và kiêng kỵ trong những ngày này, với mong muốn cả năm làm ăn thuận lợi, may mắn và bình an.

Những tập tục này chủ yếu được truyền miệng phổ biến trong dân gian, giá trị chân lý của những điều này gần như không thể kiểm định được.

Nhưng ông bà ta có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" vậy nên dù những việc trên có đúng hay không thì cũng có thể coi đó là 1 niềm an ủi, tin tưởng vào 1 năm mới thuận lợi

Những điều nên làm ngày Tết theo quan niệm dân gian:

Những điều nên làm và kiêng kỵ ngày Tết để đón năm Quý Mão may mắn, thành công
Người Việt vẫn tin rằng đầu năm mới có những điều nên làm, có những kiêng kỵ cần phải tránh - Ảnh VTV

Mua muối

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi': Làm theo, tiền bạc tự về cửa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", câu nói từ lâu đã trở nên quen thuộc. Người Việt xưa cho rằng muối có thể trừ được tà ma, tình cảm mặn nồng. Do vậy, người Việt thường ra chợ vào sáng mùng 1 Tết mua muối để cầu mong trong các mối quan hệ đều được đậm đà, mặn nồng.

Đi lễ chùa

8 điều lưu ý khi đi chùa đầu năm để được may mắn

Trong ngày mùng 1 Tết, người theo Phật giáo có thói quen đi 10 cảnh chùa, từ thời khắc giao thừa đến gần hết ngày mùng 1 có người đi cả 15, 20 ngôi chùa nếu sức khỏe thời gian cho phép.

Ngày đầu năm người ta thường đi chùa và nghĩ đến những điều tốt đẹp cho nhau, cho đất nước, cho thế giới, cầu chúc những điều an lành. Đạt được hay không thì còn tùy thuộc vào sự nỗ lực của cá nhân và tập thể.

Hái lộc

Hái lộc đầu Xuân như thế nào để tài lộc, may mắn cả năm? - Vua Nệm

Người Việt tin rằng, ngày đầu năm đi lên chùa hái lộc, lì xì lấy lộc cũng được coi là những đồng tiền nền tảng cho sự nghiệp chân chính. Đây như một lời khích lệ nhắc nhở những người tiếp nhận hồng bao lì xì nỗ lực chân chính, không tin vào sự may rủi, không phó mặc cuộc đời của mình cho sự cứu trợ của cuộc đời, không nên có thần linh chi phối. Mọi điều hạnh phúc khổ đau, giàu hay nghèo là do mình làm ra.

Dưới đây là những điều kiêng cữ của người Việt được truyền tai nhau:

Kỵ người có tang đi chúc Tết

Theo quan niệm của người Việt, nhà nào đang có tang thì không đi chúc Tết gia đình khác, mà chỉ ở nhà đón khách đến chúc Tết. Người Việt tin rằng người có tang đi chúc Tết gia đình khác sẽ ảnh hưởng đến niềm vui chung của Tết.

Kiêng mặc quần áo màu trắng hoặc đen

Dân gian cho rằng màu trắng, màu đen là màu của tang ma nên tránh mặc màu này vào ngày Tết. Dù vậy, ngày nay màu trắng và màu đen là hai màu được nhiều người ưa chuộng vì sự tối giản, dễ phối đồ, không kén người mặc. Vì vậy, tập tục này đang dần mai một.

Kiêng quét nhà, đổ rác trong ngày Tết

Nhiều người truyền miệng với nhau, 3 ngày Tết mà quét nhà thì may mắn, tài lộc đầu năm sẽ trôi ra khỏi nhà. Do đó mà chiều 30 Tết, các gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ để mùng 1, mùng 2 và mùng 3 không phải dọn dẹp. Nếu có quét nhà, người Việt thường quét tấp vào một góc nhà, chờ qua đủ 3 ngày Tết hoặc tới ngày cúng đưa ông bà mới bắt đầu hốt đi đổ.

Kiêng làm vỡ đồ đạc

Một số gia đình Việt ngày nay vẫn cho rằng chén bát, ly tách hay đồ sành sứ mà bị vỡ bể, sứt mẻ trong những ngày đầu năm thì đó là dấu hiệu của "điềm xui rủi", gia đình dễ có những chuyện rạn nứt, bất hòa trong năm mới.

Không chỉ Tết, mà với những ngày trong năm, nhiều người cũng cho rằng khi ly chén bể thì đó là dấu hiệu có những điều không hay sắp xảy đến.

Kiêng nói to, cãi nhau

Kiêng ăn thịt chó, vịt, chuối, trứng vịt lộn

Tập tục người Việt quan niệm những món ăn này gắn liền với những điều không may nên không chỉ kiêng cữ ngày Tết mà ngay cả những ngày đầu tháng âm lịch người ta cũng kiêng ăn.

Riêng "chuối" thì do cách phát âm của người miền Nam mà chuối đọc thành "chúi" mang ý "chúi rủi" - làm mọi việc thất bại, đi xuống hoặc còn hiểu là trượt vỏ chuối nên người ta kiêng cữ.

Còn trứng vịt lộn người miền Bắc kiêng ăn đầu tháng nhưng với người miền Nam thì trứng vịt lộn lại là món ăn giải xui phổ biến.

Ngoài ra, người Việt còn truyền tai nhau rất nhiều điều kiêng cữ ngày Tết như: kiêng xuất hành vào ngày mồng 5, kiêng từ chối ăn uống khi đi chúc Tết, những đứa trẻ đi chơi thường phải về trước giao thừa để tránh là người đạp đất,...

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai

Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên.

Mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán khác nhau, thể hiện bản sắc, quan niệm riêng của từng nơi. Vì vậy, những điều kiêng kị trên đây chỉ là một số thông tin mang tính chất tham khảo để mọi người có thể chuẩn bị để đón một năm mới may mắn, bình an...

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những điều nên làm và không nên làm trong ngày Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO