Nhưng rất ít phương pháp nào so sánh được với tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc cổ đại về thời gian đau đớn.
Ngày nay, chỉ còn lại rất ít phụ nữ ở Trung Quốc với đôi chân bị "bó", vì vậy nhiếp ảnh gia người Hong Kong Jo Farrell đã quyết định lên đường vào năm 2014 để ghi lại những dấu vết cuối cùng của tập tục cổ xưa này.
Nguồn gốc cổ xưa của tục bó chân không được khẳng định chắc chắn, nhưng theo một số tài liệu, tục bó chân có từ thời nhà Thương (1700 - 1027 trước Công nguyên). Truyền thuyết kể rằng Hoàng hậu nhà Thương có bàn chân khòeo, vì vậy bà đã ra yêu cầu bắt buộc phải bó chân trong triều đình với các phụ nữ.
Tuy nhiên, các ghi chép lịch sử từ triều đại nhà Tống (960 - 1279 sau Công Nguyên), tục bó chân bắt đầu từ thời trị vì của Lý Vũ, người cai trị một vùng của Trung Quốc từ năm 961 đến năm 975 sau Công nguyên. Người ta nói rằng ông đã bị mê hoặc bởi một phi tần có tên Yao Niang, một vũ công tài năng và Lý Vũ đã yêu cầu bó chân Yao Niang lại để gợi ý về hình dạng của mặt trăng non sau đó biểu diễn "vũ điệu hoa sen".
Khi bị bó chân và nhảy múa trên hoa sen, Yao Niang trở nên vô cùng hấp dẫn và sang trọng. Sau đó, các phi tần khác đã cố gắng bắt chước bà để được hoàng đế sủng ái.
Đến thế kỷ XII, tục bó chân đã trở nên phổ biến hơn nhiều và đến đầu triều đại nhà Thanh (giữa thế kỷ XVII), mọi cô gái muốn kết hôn đều bị bó chân.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy hôn nhân không phải là động lực duy nhất cho tục bó chân. Một vấn đề khác đó là nhằm mục đích để các cô gái ở nhà và làm các công việc như kéo sợi bông để có thể bổ sung thu nhập cho gia đình.
Tập tục này không còn được ưa chuộng vào đầu thế kỷ XX và cuối cùng bị cấm vào năm 1911. Tuy nhiên, tục bó chân vẫn tiếp tục ở các vùng nông thôn Trung Quốc cho đến khoảng năm 1939. Ngày nay, những người phụ nữ Trung Quốc với đôi chân bị bó cuối cùng đang dần biến mất.
Những bức ảnh về những người phụ nữ chân hoa sen, hiện đã ở độ tuổi 80 và 90, đã được Jo Farrell chụp lại và tập hợp thành một cuốn sách nghệ thuật nhỏ.
Farrell cho biết: "Dự án này ghi lại và tôn vinh cuộc sống của những người phụ nữ cuối cùng còn sót lại ở Trung Quốc với đôi chân bị bó".
Farrell đã gặp 50 phụ nữ để chụp ảnh và 3 người trong số họ đã chết trước khi cuốn sách được xuất bản vào năm 2015.
"Mặc dù được coi là khá man rợ, nhưng đó là một truyền thống giúp phụ nữ có thể tìm được một người bạn đời phù hợp. Tuy nhiên, tập tục này là một hình thức khiến phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào chồng, hạn chế di chuyển và không thể đi xa nhà", Farrell giải thích.
Quá trình bó chân thường bắt đầu khi các bé gái ở độ tuổi khoảng 4 đến 6 tuổi, trước khi bàn chân phát triển hoàn thiện, và thường được thực hiện vào những tháng mùa đông khi chân các bé gái sẽ tê vì lạnh.
Bàn chân được ngâm trong hỗn hợp của các loại thảo mộc và máu động vật để làm mềm chúng và móng chân được cắt càng ngắn càng tốt. Các ngón chân trên mỗi bàn chân co về phía sau rồi ép xuống dưới và ép chặt vào lòng bàn chân cho đến khi các ngón chân cùng vòm bàn chân bị gãy. Sau đó sẽ được quấn băng kín quanh bàn chân, ép các ngón chân bên dưới.
Không giống như hầu hết các phương pháp khác chỉ phải chịu đựng trong thời gian thực hiện thủ thuật, việc bó chân dẫn đến sự đau đớn suốt đời cho các bé gái. Ước tính khoảng 2 đến 4 tỷ phụ nữ Trung Quốc trong hơn 1.000 năm đã phải chịu nỗi đau đớn của tục bó chân này.
Xương bàn chân của họ sẽ vẫn bị gãy trong nhiều năm và dễ bị gãy lại nhiều lần. Móng chân thường cắt sâu dẫn đến nhiễm trùng. Phụ nữ bị bó chân nhiều khả năng bị ngã và gãy hông cũng như các xương khác. Nhiều phụ nữ bị bó chân đã bị tàn tật lâu dài, chịu nỗi đau đớn suốt cuộc đời.