Những thứ kiêng kỵ đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Đồ chay giả mặn
Những gia đình đã có ban thờ Phật thì không thể thiếu được mâm cỗ chay. Thế nhưng, trên mâm cỗ chay không nên có những món ăn giả mặn
Kiêng cúng thủ lợn
Tuyệt đối không nên sử dụng thủ lợn. Dân gian quan niệm, cúng thủ lợn thường không tốt. Nên cúng cỗ mặn có các món như thịt gà, thịt lợn, nem, giò, chả… là đầy đủ
Kiêng cúng trái cây giả
Không được bày biện, dâng cúng hoa hay trái cây giả. Dâng đồ giả cúng Phật hoặc gia tiên được xem là một trong những điều đại kỵ. Nên mua hoa quả màu tươi, với hương thơm dịu nhẹ.
Kiêng tiền giả - tiền tà
Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt, các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm.
Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn thận không đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức lên mâm cúng.
Nên thắp mấy nén hương?
Vào mùng 1 hay ngày Rằm, thông thường dân gian thắp hương theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 3, 5, 9 nén hương tùy theo không gian thờ cúng.
Những lưu ý khi cúng ngày Rằm tháng Giêng và hàng tháng
Trước khi thắp hương cần lau dọn bàn thờ. Gia chủ có thể lau bụi, nhưng không được làm di chuyển bát hương.
Cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc quần áo hở hang, rách khi thắp hương.
Thắp hương nên đi kèm với lễ vật, lễ vật lớn hay nhỏ là tùy điều kiện kinh tế của từng nhà.
Khi thắp hương, những người xung quanh không nói tục, chửi bậy kẻo bề trên trách phạt.
Dân gian tin rằng trước hôm Rằm, ai trực tiếp lo thắp hương thì cần giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ.
Người cúng Rằm thì từ ngày 14 âm lịch, không ăn thịt chó, mèo, rùa, ba ba, rắn; không uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt; không ăn tiết canh động vật, nhất là tiết canh rùa, ba ba. Mồm miệng thơm tho, sạch sẽ, không ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép. Trước khi làm lễ, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.
Kiêng câu cá ngày trăng tròn. Người câu cá vào ngày Rằm sẽ gặp chuyện đen đủi.