Những điều cần biết về tật khúc xạ ở trẻ em

Trang Thiều (T/H)| 14/03/2022 07:38

Tật khúc xạ là tình trạng khi ánh sáng đi vào mắt không hội tụ lên đúng vị trí trên võng mạc, dẫn đến mắt nhìn vật bị mờ, nhòe, không rõ. Tật khúc xạ bao gồm 3 loại: Cận thị, viễn thị, loạn thị.

Cận thị

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt. Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.

 
Các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở điểm trước võng mạc. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

Nếu bị tật cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa, phải nheo mắt, căng mắt. Nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sách, xem điện thoại, sử dụng máy tính.

Viễn thị

Viễn thị là tình trạng mắt trẻ không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Viễn thị là một tật khúc xạ tương đối phổ biến ở trẻ em. Thông thường là do nhãn cầu ngắn hơn giới hạn bình thường dẫn đến khó khăn trong việc nhìn các vật ở gần.

Các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở điểm sau võng mạc khi mắt không điều tiết. Ảnh:
Các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở điểm sau võng mạc khi mắt không điều tiết. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

Viễn thị nhẹ có thể điều tiết để nhìn rõ cả xa và gần. Viễn thị nặng điều tiết không đủ nên thị lực nhìn xa và gần có thể đều kém. Một số trường hợp viễn thị có thể gây ra lác.

Điều chỉnh bằng kính cầu lồi (kính cộng).

Loạn thị

Ở mắt không loạn thị, bề mặt giác mạc có hình cầu (giống như bề mặt của một quả bóng tròn), độ cong trên bề mặt giống nhau ở tất cả các kinh tuyến. Các tia sang đi vào mắt hội tụ tại 1 điểm.

Ở mắt loạn thị, bề mặt giác mạc không có độ cong giống nhau ở các kinh tuyến (giống như bề mặt của một quả trứng). Các tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại 2 tiêu điểm khác nhau.

 

Trẻ bị loạn thị nhìn xa và gần đều mờ. Nhìn vật có thể có bóng mờ, hay mỏi mắt nhức đầu.

Điều chỉnh bằng kính trụ - loại kính chỉ chỉnh khúc xạ ở một trục nhất định. Nếu loạn thị kèm theo cận thị hoặc viễn thị thì phải điều chỉnh phối hợp gọi là kính cầu – trụ.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những điều cần biết về tật khúc xạ ở trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO