Sau 3 năm xuất hiện, smartphone màn hình gập vẫn có những điểm trừ liên quan đến màn hình, giá bán và phần mềm.
Vết hằn trên màn hình. Theo Android Authority, một trong những vấn đề chưa được giải quyết trên smartphone gập là vết hằn trên màn hình. Tình trạng này xuất hiện nhiều trên các model của Samsung và ngày càng hiện rõ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các thiết bị như Huawei Mate X2 hay Oppo Find N có vết hằn mờ hơn, tuy nhiên người dùng phải đánh đổi với khả năng kháng nước kém hơn những model khác. Ảnh: Android Authority.
Không có kháng bụi. Samsung là hãng đầu tiên mang khả năng kháng nước lên smartphone màn hình gập với chuẩn IPX8. Tuy nhiên, chữ X đồng nghĩa các model này không có khả năng kháng bụi. Với thiết kế đặc trưng, bụi rất dễ lọt vào bản lề của smartphone gập, gây hư hỏng hoặc trầy màn hình. Do đó, việc bổ sung khả năng kháng bụi có thể giúp giảm tình trạng trên. Ảnh: XDA.
Màn hình kém bền. So với thế hệ đầu tiên, màn hình trên smartphone gập đã bền hơn nhờ công nghệ kính siêu mỏng (UTG). Tuy nhiên, chất lượng màn hình của điện thoại gập vẫn chưa cao. Lóa sáng là tình trạng thường gặp nhất, bên cạnh cảm giác nhìn rẻ tiền với độ bền kém. Một số hãng như Samsung còn khuyên người dùng không ấn móng tay lên màn hình. Corning đang phát triển kính cường lực siêu mỏng cho thiết bị gập mang tên Willow Glass, tuy nhiên thời gian ra mắt chưa được công bố. Ảnh: Engadget.
Tối ưu ứng dụng. Dù Google và Samsung đang tối ưu hệ điều hành cho smartphone gập, chúng vẫn chưa làm hài lòng hầu hết người dùng. Một số app như Instagram (ảnh) không hỗ trợ tỷ lệ màn hình của điện thoại gập. Nhiều ứng dụng khác cũng hiển thị theo cách tương tự, gây lãng phí không gian. Ngoài ra, còn ít app hỗ trợ tốt đa nhiệm nhiều cửa sổ, hoặc chế độ Flex mode dành cho điện thoại gập. Trong thời gian tới, Android 12L dành cho smartphone gập và tablet được kỳ vọng giải quyết tình trạng này. Ảnh: Android Authority.
Bị cắt một số tính năng. Hầu hết smartphone gập hiện nay có cấu hình rút gọn đôi chút so với những model cùng tầm giá. Ví dụ, Galaxy Z Fold4 vẫn có pin 4.400 mAh tương tự Galaxy S22 Ultra, nhưng không trang bị camera 108 MP. Xiaomi Mi Mix Fold 2 thiếu đi sạc không dây và kháng nước. Lý do đến từ độ mỏng và hệ thống bản lề phức tạp khiến không gian sắp xếp linh kiện trong smartphone gập hạn hẹp hơn điện thoại bình thường. Ảnh: Xiaomi.
Chưa bán rộng rãi. Hiện tại, Samsung, Motorola và Huawei là những thương hiệu bán smartphone gập tại nhiều quốc gia. Trong khi đó, Oppo, Xiaomi hay Vivo vẫn chỉ bán ở thị trường Trung Quốc. Điều đó khiến người dùng chưa có nhiều lựa chọn khi mua smartphone màn hình gập. Ảnh: AndroPlus.
Giá đắt. Một trong những trở ngại lớn khiến người dùng chưa thể tiếp cận smartphone gập là giá bán. Galaxy Z Fold4 có giá khởi điểm 1.800 USD, trong khi S22 Ultra là 1.200 USD. Những model như Huawei Mate XS 2 thậm chí đắt hơn (1.984 USD). Tất nhiên, vẫn có một số mẫu giá dễ chịu như Galaxy Z Flip4 (1.000 USD), song vẫn đắt hơn mức trung bình của smartphone. Trong tương lai, việc nguồn cung dồi dào, nhiều model cạnh tranh có thể giúp giá của smartphone gập dễ chịu hơn. Ảnh: Android Authority.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, trong tháng 8, mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ để sử dụng các nền tảng số Việt Nam, tăng 4,67% so với tháng 1/2022 và tăng 11,44% so với tháng trước.
OPPO Việt Nam cho hay sẽ bán ra tại thị trường Việt Nam tai nghe không dây Enco Air4 với khả năng chống ồn, chất âm sôi động, và thời gian nghe nhạc lên đến 43 giờ.
Nhóm ứng phó khẩn cấp cho hệ thống điều khiển công nghiệp tại Kaspersky (ICS CERT) đã công bố phát hiện mới về một số lỗ hổng nghiêm trọng trong system-on-chip (SoCs) của Unisoc.
Quyết định này được đưa ra dựa trên các hoạt động “giám sát” mạng và TikTok đã đó có “dấu hiệu vi phạm” luật pháp quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân trong truy cập Internet.
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ xem xét kháng cáo của nền tảng truyền thông xã hội Facebook thuộc tập đoàn Meta và nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo Nvidia xin miễn các vụ kiện gian lận chứng khoán liên bang trong những vụ án riêng biệt - vốn có thể khiến các bên kiện tụng khó lòng buộc các công ty này phải chịu trách nhiệm.
Côn Minh là điểm dừng chân đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Việt Nam trong chuyến công tác Trung Quốc lần này. Ông sẽ tham dự các hội nghị và làm việc tại Trung Quốc trong 4 ngày.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương được giao thực hiện nhiệm vụ làm người phát ngôn của Bộ TT&TT, thay cho Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đã chuyển sang đảm trách chức vụ Tổng Giám đốc VTV.