Sushi có hàm lượng muối cao
Sushi là món ăn chứa một lượng lớn muối, cụ thể: gạo nấu với muối, cá hun khói và dưa muối. Sushi thường được ăn kèm với nước tương có rất nhiều muối. Việc ăn quá nhiều muối có thể làm chúng ta tăng nguy cơ ung thư dạ dày, góp phần phát triển bệnh tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với muối.
Để giảm lượng muối khi ăn sushi, nên giảm thiểu hoặc tránh ăn sushi kèm với nước tương. Ngoài ra, có thể tránh ăn các món sushi được chế biến từ cá hun khói, như cá thu hoặc cá hồi. Bên cạnh đó, để hạn chế lượng muối vào cơ thể, chúng ta cũng nên tránh dùng súp miso khi ăn sushi vì súp miso chứa rất nhiều muối.
Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng khi ăn sushi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sushi cá hồi với thành phần chính là cá hồi sống có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác nhau như Salmonella, Vibrio, Anisakis và Diphyllobothrium.
Sushi không được đảm bảo là món ăn an toàn, bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quy định việc sử dụng nhãn “cá được dùng để chế biến sushi”. Thay vào đó, FDA chỉ quy định bắt buộc làm đông lạnh một số loại cá nhất định để tiêu diệt ký sinh trùng trong cá trước khi được chế biến và ăn sống. Vì thế, việc ăn sushi có tốt và lành mạnh hay không còn phụ thuộc vào quy trình xử lý và chế biến thực phẩm có đúng cách và phù hợp không.
Ăn sushi có thể nhiễm thủy ngân và các chất độc khác
Cá sống không chỉ chứa ký sinh trùng gây bệnh mà còn có thể chứa các kim loại nặng như thủy ngân do đại dương bị ô nhiễm nặng nề. Các loại cá săn mồi như cá ngừ, cá kiếm, cá thu có xu hướng chứa thủy ngân ở mức độ cao nhất.
Các loại độc tố khác cũng được tìm thấy trong cá biển có thể dẫn đến ngộ độc ciguatera hoặc scombroid. Trong đó, ngộ độc ciguatera có trong cá vược, cá mú và cá hồng, còn ngộ độc scombroid do cá ngừ, cá thu. Để giảm nguy cơ ngộ độc thủy ngân khi ăn sushi, chúng ta nên tránh ăn sushi được chế biến từ những loại cá có nhiều khả năng sống trong môi trường biển bị ô nhiễm.