Những bóng hồng tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thế giới

Anh Thư (T/H)| 08/03/2024 07:00

Nhân ngày 8/3 cùng tôn vinh những bóng hồng đóng góp không thể đo lường, kiến tạo và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho khoa học, công nghệ nhân loại.

Số lượng phụ nữ trong ngành công nghệ không đông đảo, nhưng sự xuất hiện và đóng góp của họ cho sự tiến bộ công nghệ ở khắp các quốc gia trên toàn cầu rất đáng ghi nhận và ngưỡng mộ.

Ada Lovelace

Ada Lovelace được nhắc đến là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. Ảnh: internet

Ada Lovelace (1815–1852), nhà toán học Anh, được coi là lập trình viên máy tính đầu tiên khi viết thuật toán cho máy tính của Charles Babbage vào năm 1821. Bà là con gái của nhà thơ Lord Byron, cuộc đời bà là một trận chiến giữa logic và cảm xúc, thơ ca và toán học trong những giai đoạn sức khỏe suy kiệt.

Năm 1833, Mary Somerville giới thiệu Ada Lovelace với Charles Babbage, khởi đầu mối quan hệ cộng tác. Đến năm 1842, Lovelace dịch và phân tích bài viết về Công Cụ Phân Tích của Babbage, đưa ra thuật toán đầu tiên cho máy tính và phát triển khái niệm vòng lặp, đặt nền móng cho lập trình máy tính hiện đại.

Trong Ghi chú G, cô khẳng định máy tính không thể tạo ra ý tưởng mới mà chỉ thực hiện các lệnh được giao. Tác phẩm của Lovelace được đánh giá cao, với Babbage gọi cô là "phù thủy của các con số". Đến năm 2018, một bản in ghi chú của Lovelace được bán với giá 125.000 USD, khẳng định giá trị và ảnh hưởng lâu dài của cô trong lĩnh vực công nghệ.

Grace Hopper 

Grace Murray Hopper(1906-1992) , bà là Phó đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ và nhà khoa học máy tính, đã đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học máy tính bằng cách trở thành lập trình viên đầu tiên của máy tính Mark I và tạo ra trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ lập trình.

Bà là lập trình viên đầu tiên của máy tính Mark I và tạo ra trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ lập trình. Ảnh: internet

Năm 1950, Grace Hopper phát minh ra compiler, một công cụ cho phép chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên thành ngôn ngữ máy, làm đơn giản hóa quá trình lập trình và giảm thiểu lỗi. Đến năm 1952, bà giới thiệu trình biên dịch, dù gặp sự hoài nghi nhưng bà khẳng định khả năng chuyển đổi từ ngôn ngữ tự nhiên sang mã máy.

Điều này dẫn đến sự ra đời của COBOL, một ngôn ngữ lập trình hướng doanh nghiệp, cho phép lập trình viên sử dụng câu lệnh tiếng Anh như “Trừ thuế thu nhập từ lương” thay vì mã kỹ thuật phức tạp. COBOL vẫn được ứng dụng rộng rãi trong xử lý dữ liệu hiện nay.

Margaret Hamilton

Margaret Hamilton (17/8/1936) tốt nghiệp bằng cử nhân toán học từ Earlham College. Năm 1959, ở tuổi 24 bà gia nhập MIT làm lập trình viên, cộng tác với Edward Norton Lorenz, người sáng lập ra thuyết hỗn loạn, đồng thời chồng bà cũng đang theo học tại Harvard Law School. Trong giai đoạn này, Hamilton góp sức vào việc phát triển phần mềm và lập trình cho hệ thống khí tượng.

Hamilton ứng tuyển và được chấp nhận vào một dự án đầy thách thức – phát triển mã cho chương trình đưa con người lên Mặt Trăng của Apollo. Vào năm 1965, bà dẫn dắt một nhóm lập trình tại Phòng thí nghiệm Draper của MIT, đánh dấu vai trò quan trọng của mình trong lịch sử hàng không vũ trụ.

Margaret Hamilton Led the NASA Software Team That Landed Astronauts on the  Moon | At the Smithsonian| Smithsonian Magazine
Bà giữ chức vụ Giám đốc Bộ phận Công nghệ Phần mềm của phòng thí nghiệm khoa học ứng dụng MIT, nơi đã phát triển phần mềm điều khiển bay cho chương trình Apollo. Ảnh: internet

Trong sứ mệnh Apollo 11, phần mềm của Margaret Hamilton đã hỗ trợ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp xuống Mặt Trăng. Gặp lỗi phần cứng ba phút trước hạ cánh, phần mềm do Hamilton lập trình tự khởi động lại, tối ưu hóa việc hạ cánh. Kỹ sư NASA, Jack Garman, xác nhận lỗi và hỗ trợ phi hành đoàn quyết định tiếp tục hạ cánh, dẫn đến sự an toàn của module Eagle.

Năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống - một trong hai huân chương cao quý nhất của nước Mỹ - cho Hamilton, tôn vinh công lao to lớn của nữ kỹ sư phần mềm trong sứ mệnh lịch sử của nhân loại.

Barbara Liskov

Barbara Liskov wins Turing Award | MIT News | Massachusetts Institute of  Technology
Bà có những đóng góp tiên phong cho ngôn ngữ lập trình và điện toán phân tán. Ảnh: internet

Barbara Liskov (7/11/1939) là nhà khoa học máy tính Mỹ, bà nhận Giải Turing năm 2008 cho công trình tiên phong về ngôn ngữ lập trình. Sau khi tốt nghiệp cử nhân toán từ UC Berkeley (1961) bà  làm việc tại Mitre Corporation và Harvard trước khi hợp tác với John McCarthy tại Stanford, nơi bà hoàn thành bằng thạc sĩ (1965) và tiến sĩ (1968).

Barbara Liskov cùng Steve Zilles phát minh ra "trừu tượng hóa dữ liệu" để cải thiện độ tin cậy phần mềm. Trong những năm 1970, bà dẫn dắt việc phát triển CLU, một ngôn ngữ lập trình tập trung vào mô-đun và đa hình, tiền đề của lập trình hướng đối tượng như Java và C#.

Bà cũng phát triển Argus và nguyên tắc thay thế Liskov trong lập trình, ảnh hưởng sâu rộng đến lập trình hiện đại. Vì những đóng góp này, Liskov nhận Giải Turing năm 2008 và được nhập hội Đại sảnh Danh vọng các Nhà phát minh Quốc gia năm 2012.

Shafi Goldwasser

Shafi Goldwasser: Mastering Computer Science and Data Security
Shafi Goldwasser là Giám đốc Viện Lý thuyết Máy tính Simons và Giáo sư Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính C. Lester Hogan tại UC Berkeley. Ảnh: internet

Shafi Goldwasser (1958) là một nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Israel. Bà có đóng góp to lớn trong các lĩnh vực về lý thuyết tính toán phức tạp, lý thuyết số và mật mã học. Bà còn là người đã thiết lập và đạt được tiêu chuẩn vàng về bảo mật cho mã hóa dữ liệu bằng khái niệm Mật mã xác suất Probabilistic Encryption

Nghiên cứu của bà đi sâu vào thuộc tính zero-knowledge, lý thuyết phức tạp, lý thuyết số và tính toán mật mã. Nghiên cứu của bà về khoa học máy tính lý thuyết đã giành được hai lần giải Godel.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những bóng hồng tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO