Máy chạy bộ là một thiết bị chủ yếu và hầu hết mọi người đều sử dụng trong phòng gym. Tuy nhiên, vẫn có nhiều băn khoăn về nó. Câu hỏi “Việc sử dụng máy chạy bộ có an toàn hay không?” thường được đặt ra trên các công cụ tìm kiếm và tại các phòng tập thể hình.
Giữa vô vàn thông tin như vậy, thật khó để xác định xem liệu việc lên máy chạy bộ và chạy có thực sự an toàn hay không.
Theo các chuyên gia, việc đi bộ, chạy bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ đều an toàn và không có bất kỳ rủi ro nào trừ khi người bệnh đang mắc một số bệnh lý. Dưới đây là danh sách các tình trạng sức khỏe, những người mắc phải cần thận trọng và chuẩn bị kĩ khi sử dụng máy chạy bộ, để tránh gặp biến chứng.
Béo phì
Đối với những người thừa cân, béo phì nếu chạy trên máy chạy bộ có thể dẫn đến các biến chứng về xương khớp, đau khớp và các hậu quả khác. Nên hạn chế việc sử dụng máy chạy cho đến khi đạt mức cân nặng an toàn và thử các hình thức tập luyện khác.
Loãng xương
Xương yếu, giòn hay loãng xương dẫn đến các khớp yếu nên khi sử dụng máy chạy bộ sẽ khiến xương yếu hơn, chấn thương và còn dẫn đến gãy xương vì xương giòn dễ gãy hơn rất nhiều.
Đau đầu gối
Trong trường hợp bị đau đầu gối và đầu gối nhạy cảm, nên tránh chạy trên máy chạy bộ vì có thể gặp phải các biến chứng, làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh từ trước.
Bàn chân phẳng hoặc gặp vấn đề ở đầu gối
Người có bàn chân bẹt dễ mắc các biến chứng trong khá nhiều hoạt động, nhất là việc chạy trên máy. Vì thế, nên mang giày chuyên dụng với đế đặc biệt để tránh bị thương. Bên cạnh đó, người có vấn đề về đầu gối sẽ bị cản trở trong quá trình chạy trên máy và dẫn đến chấn thương.
Biến chứng tư thế hoặc lưng
Các biến dạng tư thế như: vẹo cổ, cong vẹo cột sống rất khó kiểm soát khi sử dụng máy chạy bộ. Ngoài ra, người bệnh cần phải biết liệu có bị mất cân bằng cơ trong cơ thể không, nếu như vậy dễ gặp phức tạp hơn khi chạy trên máy.
Trà My(Vov.vn)