Nhiều thách thức với ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam

18/06/2022 15:54

Đi cùng với tiềm năng phát triển rộng mở của lĩnh vực logistics tại Việt Nam, ngành chuyển phát nhanh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.

logistics.jpeg
Nhiều thách thức với ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Theo kế hoạch hành động của Chính phủ, mục tiêu tới năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%. Trong chuỗi cung ứng logistics, “Last mile” (Chặng cuối) là thuật ngữ mô tả đích đến cuối cùng của một kiện hàng trong quy trình vận chuyển, tuy nhiên, khâu giao hàng chặng cuối vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Cơ sở hạ tầng

Đối với người bán hàng trực tuyến, tốc độ giao hàng nhanh là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của khách hàng. Tuy vậy, hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo được tốc độ lưu thông như ý muốn. Tình trạng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra, tại các tuyến nội đô lẫn tuyến đường liên tỉnh khiến các đơn vị chuyển phát nhanh gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Bài toán cơ sở hạ tầng hiện hữu chưa thể khắc phục ngay lập tức, nên các đơn vị chuyển phát nhanh buộc phải tìm cách tối ưu hóa thời gian xử lý đơn hàng càng nhanh chóng càng tốt. Đây chính là lý do những doanh nghiệp có tiềm lực như J&T Express quyết định đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng trung tâm trung chuyển, áp dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý và vận hành… để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Chuyển đổi số hay là đi lùi

Chuyển đổi số cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu với các doanh nghiệp chuyển phát nhanh để nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. J&T Express đã đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ Track and Trace, cho phép khách hàng có thể cập nhật tình trạng hàng hóa, thông tin đơn hàng hay liên hệ trực tiếp với nhà vận chuyển. Cùng với đó là ứng dụng di động và website giúp việc giao nhận hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thị trường ngày càng cạnh tranh

Đi cùng làn sóng tăng trưởng của ngành thương mại điện tử, mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị vận chuyển ngày càng khắc nghiệt. Điều này là cần thiết vì càng cạnh tranh thì thị trường càng phát triển, người tiêu dùng ngày càng được hưởng lợi. Vì lẽ đó, trong một vài năm trở lại đây, các đơn vị chuyển phát nhanh cũng chủ động liên kết, hợp tác với các đối tác thứ ba nhằm mang tới những gói dịch vụ tích hợp, hỗ trợ giải pháp tối ưu hoạt động kinh doanh.

Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm quản lý bán hàng như Pancake, Upos, Haravan, Kiot Việt. Việc kết hợp này giúp người bán có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho. Ngoài ra, sự hợp tác này cũng mang đến cơ hội kinh doanh rộng mở, các ưu đãi hấp dẫn cho đơn vị bán hàng trên cả hai nền tảng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập kinh doanh trực tuyến.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nhiều thách thức với ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO