Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

17/09/2024 17:26

Dự thảo quy định, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp không được đầu tư trái phiếu nghiệp nếu không tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, danh mục chứng khoán tối thiểu 2 tỷ đồng, có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất của Bộ Tài chính khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

“Treo” nhà đầu tư cá nhân

Theo thống kê của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt gần 215.000 tỷ đồng, bằng 30% so với cả năm 2020 và 30% so với năm 2021. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 10% GDP năm 2023, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Chính phủ đề ra là 20% GDP vào năm 2025 và 25% GDP vào năm 2030.

Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ảnh 1
Dự thảo của Bộ Tài chính khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường này tiếp tục gặp khó khăn.

Trong khi đó, Bộ Tài chính lại đang xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Dự thảo bổ sung quy định về giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường này tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, với nhà đầu tư cá nhân - thành phần chiếm tỷ trọng lớn và không thể thiếu trên thị trường, một số điều kiện có thể tạo ra rào cản tham gia.

Một trong những điểm đang gây tranh luận nhiều nhất đó là quy định hạn chế giao dịch với nhà đầu tư cá nhân. Tại Khoản 2 điều 1 dự thảo luật sửa đổi quy định, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp không được đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ nếu không đáp ứng được các điều kiện, gồm tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất, danh mục chứng khoán tối thiểu 2 tỷ đồng và có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Điều kiện này nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư nhưng lại có phần khắt khe và có thể thu hẹp đối tượng tham gia trên thị trường. Đồng thời làm ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của các cá nhân khi trái phiếu doanh nghiệp. Việc hạn chế loại tài sản được đầu tư vô hình chung đi ngược với xu thế thị trường, nhu cầu nhà đầu tư cũng như quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.

Ngoài ra, dự thảo còn yêu cầu tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của ngân hàng khi xin cấp phép phát hành, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định .

Khó đáp ứng

Ông Hoàng Kim Hoài - Giám đốc Công ty Phúc Điền Land - cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ và đang có phần trầm lắng, cần khuyến khích nhà đầu tư tham gia.

Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ảnh 2
Siết nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp không thể phát hành thành công trái phiếu để huy động vốn.

“Việc vừa nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp đồng thời đòi hỏi các điều kiện khắt khe hơn từ phía tổ chức phát hành có thể khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp thêm ảm đạm. Hệ quả là cản trở dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế, giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp”, ông Hoài nói.

Theo nhận định của các chuyên gia, quy định này là quá chặt chẽ, khiến nhiều nhà đầu tư khó có thể đáp ứng được để tham gia thị trường. Ông Hoài cho rằng, yêu cầu nhà đầu tư trái phiếu phải có thu nhập 1 tỷ đồng/năm trong khi thu nhập bình quân của người dân Việt Nam trong năm 2023 là 4.284 USD/người. Điều này khiến nhiều người dân không thể tiếp cận cơ hội đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và làm giảm sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Lương Duy Sinh cũng cho rằng, thay vì áp đặt các tiêu chí quá cao, việc yêu cầu nhà đầu tư cá nhân phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để cấp chứng chỉ là điều nên làm hơn.

Ông Sinh cũng cảnh báo, nếu siết chặt quá thì thị trường sẽ thiếu nhà đầu tư cá nhân, không đủ người mua và hệ quả là doanh nghiệp không thể phát hành thành công trái phiếu để huy động vốn.

Điều kiện phát hành cũng bị siết

Theo quy định này, để có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, các doanh nghiệp phải thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm cho trái phiếu xong mới nộp được hồ sơ xin cấp phép. Thời gian thực hiện việc này thường phải mất vài tháng, dẫn đến phát sinh chi phí, nhân lực cũng như kéo dài việc huy động vốn để phát triển kinh doanh.

Quy định được bảo lãnh của ngân hàng cũng bị cho là không phù hợp khi các ngân hàng thương mại không được phép bảo lãnh cho trái phiếu doanh nghiệp có mục đích mua cổ phần, vốn góp, cơ cấu nợ, hoặc bị hạn chế bởi room tín dụng trong năm. Trên thực tế, trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức huy động vốn. Việc phải có biện pháp bảo đảm khi chào bán công chúng trái phiếu doanh nghiệp không phải vốn cấp 2 là không phù hợp, đi ngược với thông lệ.

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/nha-dau-tu-ca-nhan-bi-danh-do-khi-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-post1673915.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/nha-dau-tu-ca-nhan-bi-danh-do-khi-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-post1673915.tpo
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc 'có điện người dân vẫn phải đun bếp củi'
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao kiểm tra, làm rõ nội dung VietNamNet phản ánh việc người dân ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung sử dụng điện yếu, không thể vận hành các thiết bị, thậm chí phải đun bếp củi.
Đừng bỏ lỡ
Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO