Chân ướt chân ráo lên Sài Gòn với nỗi lo cơm áo gạo tiền
Dù thành công ở độ tuổi nào thì đằng sau đó luôn là những nỗ lực, cố gắng, những khó khăn phải gồng mình vượt qua mà ít ai biết đến. Và câu chuyện về hành trình làm nên thành công của Nguyễn Văn Lân vực dậy doanh nghiệp từ số nợ tiền tỷ chỉ với 500.000đ cũng không ngoại lệ. Thậm chí, đây còn là câu chuyện đầy cảm hứng về hành trình hết mình vươn tới thành công.
Hành trình vươn lên để chạm tay tới thành không của Lân bắt đầu từ năm 2012, khi chàng trai trẻ quyết tâm rời quê hương để lênTP.HCM tìm kiếm cơ hội mới. Công việc đầu tiên không suôn sẻ khi anh bị nợ và quỵt lương trong suốt 6 tháng. Không nản lòng, anh tiếp tục tìm kiếm việc làm nhưng không có đam mê, dẫn đến việc bị sa thải sau hơn 10 tháng làm việc.
Lúc này, chàng trai trẻ dần cảm thấy có lẽ Sài Gòn hoa lệ không phù hợp với mình. Anh quyết định trở về quê mở quán cafe internet với hy vọng kiếm sống ổn định. Anh tự tay làm mọi việc từ đóng bàn ghế đến lắp đèn. Làm việc từ 7h sáng đến 2h sáng ngày hôm sau, anh đã cống hiến hết mình suốt 18 tháng. Tuy nhiên, thất bại lại đến khi anh mất gần hết tiền bạc.
Cơ duyên nhưng cũng là nợ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
Không bỏ cuộc, Văn Lân quay lại TP.HCM với 40 triệu từ việc thanh lý quán cafe và một khoản nợ trên vai. Anh bắt đầu công việc bán hàng online trên Facebook, ngành phụ kiện thời trang. Nhờ sự phát triển của Facebook, chỉ trong vài tháng anh đã trả hết nợ và phát triển công việc lên quy mô tiền tỷ.
Tự tin vào khả năng của mình, Văn Lân mở rộng kinh doanh với chi phí và quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, những vấn đề bắt đầu xuất hiện, từ việc kinh doanh trên Facebook gặp khó khăn đến mất mát tiền bạc, tình cảm gia đình và bạn bè lừa gạt. Lân không ngừng xoay sở, chuyển nhà và chuyển kho liên tục để tìm giải pháp.
Tiếp đó, thời điểm dại dịch Covid-19 ập đến, doanh nghiệp của Văn Lân chính thức sụp đổ. Anh phải chuyển tất cả về một căn phòng 10m2, cắt giảm mọi chi phí và cắt liên lạc với hầu hết mọi người. Những ngày tháng khó khăn khiến anh không muốn thức dậy, vì không biết lấy tiền đâu để trả các khoản chi phí.
Tuy nhiên, dấn thân vào con đường kinh doanh khiến anh nhận ra anh yêu thích công việc này. Đây cũng là lý do vì sao nói đây là cơ duyên nhưng cũng là nợ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Khó khăn nối tiếp khó khăn nhưng Lân không từ bỏ. Anh học tập và làm việc từ 4h sáng đến 24h mỗi ngày, tìm kiếm kiến thức từ các kênh miễn phí như YouTube và livestream. Dần dần, mọi thứ ổn định trở lại, các dòng nợ được giãn ra và trả dần.
Một đợt Covid-19 lớn nữa bẻ gãy những nỗ lực của Văn Lân. Số nợ quay trở lại như cũ, nhưng anh vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục làm việc và học tập từ sáng sớm đến tối mịt. Tháng 10/2021, khi thành phố mở cửa trở lại, trong túi anh chỉ còn 500.000đ do phường hỗ trợ.
Chạm tay tới thành công - Thành quả sau nhiều năm nỗ lực
Với 500.000đ trong tay, Văn Lân bắt đầu lại từ đầu. Anh đi khắp các chợ sỉ ở TP.HCM để xoay từng đơn hàng. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh cuối cùng đã mang lại thành quả. Hiện tại, anh đang vận hành từ 1.000 đến 3.000 đơn hàng mỗi ngày. Sau vô vàn khó khăn và thử thách, cuối cùng anh đã từng bước chạm tay tới thành công sau nhiều năm nỗ lực không ngừng nghỉ.
Anh đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong hành trình kinh doanh của mình. Từng có thời điểm anh đạt đến 10.000 đơn hàng mỗi ngày, một con số đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực bán hàng online.
Hiện tại, anh vẫn duy trì được mức vận hành ổn định từ 1.000 đến 3.000 đơn hàng mỗi ngày. Bên cạnh những thành công về mặt kinh doanh, Văn Lân còn đặc biệt chú trọng đến các hoạt động xã hội. Anh đã quyên góp và xây dựng một trường học tại Tủa Thàng, tỉnh Điện Biên, mang lại cơ hội học tập tốt hơn cho trẻ em vùng cao. Với mong muốn sâu sắc là trẻ em vùng cao có thể tiếp cận với giáo dục và có một môi trường học tập tốt hơn, anh không ngừng nỗ lực đóng góp cho cộng đồng.
Mong rằng, câu chuyện của anh sẽ truyền cảm hứng cho hàng ngàn bạn trẻ học tập sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh.