Nguyên lý hoạt động của đồng hồ ODO trên ô tô

07/06/2024 19:33

ODO trên ô tô là thiết bị đo lường quãng đường mà xe đã di chuyển từ khi bắt đầu lăn bánh cho đến thời điểm hiện tại của việc sử dụng xe.

ODO không chỉ là một thiết bị mà còn là một công cụ quan trọng trên xe ô tô, hoạt động dựa trên việc đo số vòng quay của bánh xe và ước lượng quãng đường mà xe đã di chuyển.

Đồng hồ ODO là gì?

Đồng hồ ODO là viết tắt của Odometer hay còn được biết đến như đồng hồ đo công tơ mét, là thiết bị dùng để đo quãng đường mà xe đã di chuyển.

Đồng hồ ODO có thể phân loại thành ba loại: cơ học, bán tự động và tự động. Tùy thuộc vào loại đồng hồ, nguyên lý hoạt động cũng sẽ khác nhau.

ODO hay đồng hồ đo công tơ mét, là thiết bị dùng để đo quãng đường mà xe đã di chuyển. (Ảnh minh họa).
ODO hay đồng hồ đo công tơ mét, là thiết bị dùng để đo quãng đường mà xe đã di chuyển. (Ảnh minh họa).

Đối với đồng hồ ODO cơ học, nó sử dụng dây cáp truyền động từ trục bánh xe đến nam châm vĩnh cửu. Khi xe di chuyển, nam châm sẽ quay và tạo ra từ trường biến thiên để kéo cốc cảm ứng quay theo. Cốc cảm ứng gắn với kim quay và lò xo hồi vị. Khi vận tốc của xe thay đổi, kim quay sẽ lệch đi một góc tương ứng với vận tốc của xe.

Đối với đồng hồ ODO tự động bán, nó sử dụng một bộ phận điện tử để nhận biết số vòng quay của bánh xe và chuyển đổi thành xung điện. Xung điện này được gửi đến một bộ phận cơ khí để hiển thị số km đã đi trên màn hình.

Đối với đồng hồ ODO hoàn toàn tự động, nó sử dụng một bộ phận điện tử để nhận biết số vòng quay của bánh xe và chuyển đổi thành xung điện. Xung điện này được xử lý bởi một vi mạch và hiển thị số km đã đi trên màn hình kỹ thuật số.

Độ chính xác của đồng hồ ODO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước và tình trạng của lốp xe, sai số của các bộ phận cơ khí hoặc điện tử, hoặc việc có tua ngược hay không.

Để kiểm tra ODO có hiển thị chính xác không, bạn có thể so sánh số km trên ODO với số km thực tế trên một quãng đường cố định. Bạn cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu khác như tình trạng ngoại hình, nội thất, máy móc hoặc lịch sử bảo dưỡng của xe.

Nguyên lý hoạt động

Đồng hồ ODO cáp chủ động

Loại đồng hồ này được cấu tạo bởi: cáp chủ động (cuộn lò xo xoắn chặt dưới dạng xoắn ốc bao quanh một trục trung tâm), cục nam châm vĩnh cửu đặt trong hộp kim loại, lò xo hồi vị, kim chỉ tốc độ (từ số 0 đến tốc độ lớn nhất tùy từng model), cốc cảm ứng, trục dẫn động, bích tựa và bánh răng dẫn động.

Do sở hữu khá nhiều chi tiết nên đồng hồ loại cổ điển có nguyên lý hoạt động khá thủ công. Cụ thể, đồng hồ này sử dụng dây cáp truyền động từ trục bánh xe đến nam châm vĩnh cửu.

Khi xe bắt đầu di chuyển, nam châm sẽ quay và liên tục tạo ra từ trường biến thiên để sinh ra dòng điện bên trong cốc cảm ứng. Dưới tương tác từ trường, nam châm sẽ kéo cốc cảm ứng quay theo, đồng thời cốc cảm ứng gắn với kim quay và lò xò hồi vị.

Khi vận tốc của chiếc xe thay đổi, tốc độ quay của nam châm cũng thay đổi theo. Momen đặt lên cốc cảm ứng biến thiên tác động sẽ làm lệch kim đi một góc, đồng thời duy trì trạng thái cân ổn định khi lực đàn hồi lò xo cân bằng với momen xoắn của cốc cảm ứng, tương ứng với vận tốc mà xe đang chạy.

Đồng hồ ODO điện tử

Đồng hồ ODO điện tử đang từng bước thay thế cho loại công tơ analog do sự phát triển của ngành công nghệ ô tô, qua đó phù hợp hơn với thiết kế hiện đại của các dòng xe ô tô mới ngày nay.

Công tơ mét loại điện tử được cấu tạo bởi cảm biến (một hoặc nhiều nam châm) xoay gắn bên trong hộp số và máy tính nhỏ. Loại đồng hồ điện tử này được đánh giá có độ hoàn thiện vượt bậc so với loại đồng hồ cổ điển, được tối giản các chi tiết lại.

Bởi vậy nên nguyên lý hoạt động của đồng hồ ODO điện tử cũng đơn giản hơn khá nhiều. Với đồng hồ điện tử này, tốc độ xe sẽ được xác định qua đếm số xung điện từ cảm biến phát ra trong vòng 1 giây.

Đồng thời, máy tính nhỏ sẽ phân tích các xung điện được gửi về từ cảm biến và hiển thị vận tốc của chiếc xe dưới dạng số.

PHẠM DUY(Tổng hợp)
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ ODO trên ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO