Nguồn gốc cúng giao thừa Giáp Thìn 2024 và mâm cúng

Xuân Thì (Tổng hợp)| 06/02/2024 14:15

Lễ giao thừa có tên gọi trước đây là lễ trừ tịch. Theo nghĩa Hán Việt, trừ có nghĩa là thay đổi, tịch là đêm nên trừ tịch mang ý nghĩa “đêm của thời khắc giao thời”.

Xem thêm: Tranh cãi việc không cúng giao thừa Tết Giáp Thìn 2024 vì xui xẻo: Nên hay không?

Xem thêm: Hướng dẫn cúng tất niên cho đúng phong tục người Việt

Lễ giao thừa (hay lễ trừ tịch) là gì?

Lễ Trừ tịch còn được gọi là lễ khử trừ ma quỷ. Lễ Trừ tịch được cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Theo nghĩa Hán Việt, “trừ” có nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm nên hai từ “trừ tịch” mang ý nghĩa là “đêm của sự thay đổi” hay “đêm của thời khắc giao thời”.

vf.jpg
Lễ giao thừa còn có tên là lễ trừ tịch. Ảnh tư liệu

Lễ trừ tịch được cử hành vào giờ tý - từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

Đi tìm nguồn gốc lễ giao thừa

Trong đêm trừ tịch, người xưa cho rằng có mười hai vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí - con chuột đến năm Hợi - con heo, luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên.

Các quan nhà trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người, còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.

Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.

hnh.jpeg
Mâm cúng lễ giao thừa ngày xưa rất được coi trọng. Ảnh tư liệu

Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan.

Dưới thời Nguyễn, vua Gia Long đã ra định lệ tế ở các miếu và các từ đường. Ở Thái miếu, các lễ Trừ tịch, Nguyên đán, Đoan dương, hưởng tế, kỵ lạp, sóc vọng, mỗi năm chi 4.600 quan. Ở Nguyên miếu, Nguyên đán chi tiền 43 quan, các lễ Đoan dương, tế Chạp, Trừ tịch đều chi tiền 34 quan. Nghi chú tiết Trừ tịch cùng tiết Nguyên đán cũng được bộ Lễ đưa ra cụ thể và được Vua sai chép làm lệ.

Theo đó lễ Trừ tịch, Vua đến nhà Thái miếu làm lễ, các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên bồi tế. Ở miếu  Triệu  tổ  và  miếu  Hoàng khảo, đều sai quan  làm  lễ  Trừ  tịch. Đêm ấy các quan văn võ từ tứ phẩm trở lên túc trực ở hai bên công thự tả hữu; các lễ quan chia nhau túc trực ở các miếu, nhạc công hát thờ.

Tương truyền vào năm 1846, trong đêm Trừ tịch, trong không khí tết đến xuân về, vua Thiệu Trị làm tiệc mừng ban ơn. Các tù phạm bị đày ở trong quân, bị tội đồ làm nô, bị tội khổ sai, hiện đang phải giam ở Kinh là 115 người, nên hội đồng các quan ở Kinh, hiểu thị rõ ràng, tha cho về thăm nhà, hạn cho 15 ngày lại phải đến.

5-ngwn-6236.jpg
Mâm cúng lễ giao thừa ngoài trời. Ảnh tư liệu

Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn, xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà; tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

Nhưng ngày nay, lễ Trừ tịch được hiểu rằng khi gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu. Do vậy muốn được yên ổn cả năm mới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh.

Cúng lễ trừ tịch như thế nào?

Theo tục lệ cổ truyền, Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh - tức 12 vị Hành khiển. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, vì rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc.

hnhn.jpeg
Ý nghĩa lễ trừ tà được hiểu sai. Ảnh tư liệu

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

Ngoài lễ vật để đưa tiễn hoặc đón tiếp các vị Hành khiển thì do mỗi năm sẽ có một vị quan Đương niên cai quản, nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải chú ý khấn đúng danh vị của các vị Hành Khiển cùng các vị Phán quan, năm nào thì khấn danh vị của năm ấy.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng…

 

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nguồn gốc cúng giao thừa Giáp Thìn 2024 và mâm cúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO