Người Việt chi hơn 5.000 tỷ đồng mua vàng mã để đốt mỗi năm: “Người âm” có nhận được?

MINH AN (t/h)| 16/02/2023 17:29

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, người Việt vẫn thường đốt vàng mã vào những dịp quan trọng như ngày tết, ngày rằm... Nhiều năm trở lại đây, việc đốt vàng mã đang ngày càng nhiều hơn.

Cũng như những năm trước, mùa lễ hội năm nay, có dịp đến các đền chùa nổi tiếng ở miền bắc như Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Trần, Phủ Giầy (Nam Định), Đền ông Hoàng Mười(Nghệ An), Đền ông Hoàng Bảy (Lào Cai), Đền Mẫu (Cao Lộc - Lạng Sơn)…thậm chí là các chùa, điều dễ thấy là ở đâu, cũng rừng rực lửa hóa vàng suốt ngày đêm.

Hầu như ai đến đền, chùa cầu cúng, cũng đều mua và đốt vàng mã. Thế nhưng, mấy ai chịu khó tìm hiểu, liệu có kinh sách nào của Phật giáo và Nho giáo dạy con người ta đốt vàng mã để cúng gia tiên!

Chuyện ông bà tổ tiên, hay thánh thần có nhận được lễ vật, tiền bạc thông qua việc đốt vàng mã hay không thì không ai biết. Nhưng có một điều ai cũng thấy là với hàng chục nghìn tấn vàng mã được tiêu thụ mỗi năm, thì số tiền thật của người dân bốc hơi khỏi túi chắc hẳn là không hề nhỏ.

Ước tính mỗi năm cả nước đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng với đó là gần 5.800 tỷ đồng hóa thành tro bụi. Hoạt động này không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ. Tại nhiều địa phương, dịp lễ, Tết trùng với thời điểm giữa mùa khô nên nguy cơ xảy ra cháy nổ. Cục Cảnh sát PCCC có những khuyến cáo để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Đốt vàng mã “người âm” có nhận được?

Thầy Thích Trúc Thái Minh - phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình Tục lệ đốt vàng mã là do chúng ta tự tưởng tượng ra, bắt chước theo vua quan phong kiến Trung Quốc: khi vua chết, cung phi, mỹ nữ và vàng bạc, của cải đều được chôn sống theo. Nhưng với thường dân, họ không thể chôn người sống và vàng bạc thật như vậy nên nghĩ ra việc làm hình nhân thế mạng, tiền vàng, giấy giả để chôn theo. Sau đó thấy chôn như vậy thì tốn đất, nên đã sáng tạo ra cách đốt.

Như vậy, khi biết được nguồn gốc, bản chất của việc đốt vàng mã, chúng ta thấy việc đốt vàng mã để người âm nhận được rất phi lý.

Việc vin vào quan niệm “trần sao âm vậy” để đốt vàng mã hoàn toàn không đúng. Trong cõi vong linh (ngạ quỷ) không có việc mua bán, trao đổi hay tiêu tiền, sử dụng tiền; mà họ thụ hưởng chủ yếu bằng phước báu. Khi họ có phước báu thì tự nhiên được ăn, được đầy đủ.

Hơn nữa, hàng năm, cả nước đốt trung bình khoảng gần 60.000 tấn vàng mã thay vì để giấy cho trẻ em nghèo đi học. Không những thế, nhiều gia đình, thậm chí cả khu chợ, cây xăng xảy ra hỏa hoạn vì đốt vàng mã. Tập tục này vừa khiến “người âm” không nhận được lại vừa lãng phí và gây nhiều hậu quả nguy hiểm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người Việt chi hơn 5.000 tỷ đồng mua vàng mã để đốt mỗi năm: “Người âm” có nhận được?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO