Người từ nơi khác về Hải Dương dịp Tết cần điều kiện gì?

Nguyễn Dương| 19/01/2022 07:28

Tỉnh Hải Dương đã thực hiện điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022, kể từ 0h ngày 19/1.

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành các quy định về việc tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán 2022. Cụ thể, tỉnh Hải Dương đã thực hiện điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên Đán Nhân Dần 2022, kể từ 0h ngày 19/1.

Đối với người đến/về tỉnh Hải Dương, phải tuyệt đối tuân thủ 5K, tự chi trả chi phí xét nghiệm và chấp hành nghiêm một số quy định sau:

Người về từ vùng đỏ, trước khi di chuyển phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc bằng RT-PCR có kết quả âm tính trong vòng 72h kể từ thời điểm lấy mẫu.

Ngoài yêu cầu xét nghiệm âm tính, đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện 5K. Nhóm người này phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

Còn đối với những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine hoặc mũi cuối cùng chưa qua 14 ngày, phải thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

Đối với những người về từ vùng cam, tỉnh Hải Dương yêu cầu phải tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày, nên tự xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu kết quả xét nghiệm vào ngày thứ 3 âm tính thì được kết thúc tự theo dõi sức khỏe.

Người về Hải Dương từ vùng vàng nên tự xét nghiệm SARS-CoV-2.

"Tất cả các trường hợp trong thời gian tự theo dõi sức khỏe không được tụ tập và đến nơi đông người, nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng,… thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định. Nếu người nào không tuân thủ, làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật", văn bản của UBND tỉnh Hải Dương viết.

Người từ nơi khác về Hải Dương dịp Tết cần điều kiện gì? - 1

Người từ nơi khác về Hải Dương đón Tết phải tuân thủ các quy định phòng dịch của tỉnh này đưa ra. (Ảnh: Quân Đỗ).

Cán bộ, công chức hạn chế ra khỏi địa bàn; cơ quan không tổ chức tất niên

UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu, cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần hạn chế di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh khi không cần thiết; nếu đi ra tỉnh ngoài khi trở về phải thực hiện đúng các quy định như những người từ nơi khác về Hải Dương. Các cơ quan, đơn vị không tổ chức liên hoan ăn uống tập trung cuối năm; các khu dân cư, tổ dân phố không tổ chức ăn uống tất niên của năm Tân Sửu.

Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Hải Dương yêu cầu tiếp tục dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như: karaoke, mát xa, quán bar, vũ trường, quán game internet, rạp chiếu phim;

Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng (vườn hoa, công viên,...) trong cùng một thời điểm. Các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh cho phép đón khách ngoại tỉnh đối với các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng (trừ trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng; luôn tuân thủ 5K.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tập trung đông người quá 50% công suất sử dụng.

Các nhà hàng ăn uống không sử dụng quá 50% công suất phòng hoặc trong một không gian khép kín và phải đóng cửa trước 21h hàng ngày. Các cửa hàng bán đồ ăn sáng được phục vụ tại chỗ từ 5h đến 10h sáng hằng ngày, ngoài khung giờ trên chỉ được bán hàng mang về; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao trong nhà, spa, chăm sóc sắc đẹp, cắt tóc, gội đầu, làm móng, tập gym, yoga… hoạt động không quá 50% công suất và không quá 20 người trong cùng một phòng hoặc một khu vực riêng. Ngoài ra, các cơ sở này phải có hệ thống thông gió tự nhiên tạo không gian thông, thoáng và đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đối với việc tổ chức đám hỏi, đám cưới, lễ mừng thọ… tổ chức nhanh gọn, không mời khách từ các địa phương đang có dịch cấp độ 3, 4 và luôn tuân thủ 5K. Các Trung tâm tiệc cưới chỉ được phục vụ số lượng khách không quá 50% chỗ ngồi và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

Đối với việc tổ chức đám ma và nghi lễ tang ma phải tuân thủ nghiêm túc công tác phòng chống dịch và thông điệp 5K.

Bài liên quan
  • Những chuyến phà cuối cùng trên Bạch Đằng giang
    Trong gần 50 năm hoạt động, tuyến phà nối Quảng Ninh và Hải Phòng trên dòng Bạch Đằng giang sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Rừng sắp được khánh thành.
  • Tăng tốc thu phí sử dụng vỉa hè
    Nhiều địa phương tại TP HCM đã và đang thúc đẩy tiến trình thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Việc này góp phần tạo công bằng cho người dân, giúp trật tự đô thị nền nếp hơn
  • Ấm áp tình người Đà Nẵng
    Đà Nẵng đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên mức 40 độ C, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Đà Nẵng tự nguyện phát nước cam, nước mía, nước lọc miễn phí cho người đi đường với thông điệp “Nước miễn phí - Ai cần thì lấy”.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn liên quan Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa
    Ngoài việc yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình xử lý vụ việc tại Công ty TNHH Quốc tế Formosa, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể nếu có, cũng như giao công an xử lý các hành vi vi phạm
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
  • Người dân bức xúc khi bến đò ngang Cần Thơ - Vĩnh Long lúc hoạt động, lúc dừng
    Ngày 7/5, bến đò ngang sông Hậu từ thành phố Cần Thơ sang thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đã hoạt động trở lại sau khi dừng chở khách đột ngột vào hôm qua (6/5). Đây là lần thứ hai bến đò này dừng hoạt động do vướng các thủ tục pháp lý chỉ trong vòng một tuần.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người từ nơi khác về Hải Dương dịp Tết cần điều kiện gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO