Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định

Doãn Công| 01/05/2023 07:49
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Sau nhiều năm ấp ủ, ông Trần Ngọc Vân (61 tuổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định) đã nghiên cứu, chế tác ra các mặt nạ hát bội (tuồng), góp phần bảo tồn, tạo sản phẩm du lịch cho du khách.

Ông Trần Ngọc Vân chẳng phải họa sĩ cũng chẳng phải "con nhà nòi" về nghệ thuật hát bội nhưng lại có niềm đam mê với môn nghệ thuật này từ thuở nhỏ. Ông chia sẻ rằng, ngày còn bé, ông thường theo cha đi xem hát bội rồi say mê.

Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định - 1

Ông Trần Ngọc Vân là người đầu tiên vẽ mặt nạ chân dung các nghệ sĩ tuồng trên nhựa composite (Ảnh: Doãn Công).

Lớn lên, cuộc đời ông lại gắn với nghề quay phim, chụp hình, hướng dẫn viên du lịch. Hơn 20 năm, những công việc ông làm đều gắn với loại hình hát bội, bởi vậy niềm đam mê như chảy vào trong máu.

Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định - 2

Các em học sinh trải nghiệm vẽ mặt nạ tuồng và giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật hát bội của Bình Định tại Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan (Ảnh: Doãn Công).

"Nhiều lần, tôi đưa khách du lịch đi tham quan trưng bày mặt nạ tuồng tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định, xem các chương trình hát bội. Tôi thấy du khách rất thích thú, đặc biệt người nước ngoài rất muốn tìm hiểu về nghệ thuật này. Từ đó, tôi có ý tưởng phải làm ra sản phẩm lưu niệm mặt nạ chân dung của các nhân vật biểu diễn trong nghệ thuật hát bội", ông Vân nói.

Ông Vân cho biết thêm, đời sống của nghệ nhân hát bội, nhất là ở các đoàn tuồng không chuyên, vốn rất chật vật. Trong thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19, cuộc sống của họ càng khó khăn. Nhiều người phải đi buôn gánh bán bưng ở chợ, người về đan nhựa giả mây để mưu sinh.

Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định - 3

Những chiếc mặt nạ hát bội khi vẽ phải có hồn thì mới thành công (Ảnh: Doãn Công).

"Khi giúp làm hồ sơ để đề cử công nhận là nghệ nhân, tôi thấy nhiều gia đình nghệ nhân hy sinh quá lớn, hơn 50 năm mới được công nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân. Đó là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để giữ lại nét văn hóa đặc trưng của Bình Định và biến nó thành sản phẩm du lịch", ông Vân chia sẻ.

Để biến đam mê thành hiện thực, ông Vân phải vào Sài Gòn vừa làm việc vừa tìm về các làng nghề gốm sứ để tìm hiểu, nghiên cứu. Cuối cùng, ông chọn vẽ trên chất liệu nhựa composite để không "đụng hàng" nhưng độ bền cao, giá trị màu ổn định.

Trước khi thực hiện, ông Vân cũng tham vấn nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân các đoàn tuồng trong tỉnh, các họa sĩ am hiểu về nghệ thuật truyền thống này để từng bước hoàn thiện hơn.

Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định - 4

Du khách nước ngoài trải nghiệm vẽ mặt nạ tuồng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Khi tôi trình bày về ý tưởng này, các nghệ nhân, nghệ sĩ đều rất ủng hộ nên tôi cố gắng thực hiện. Đây vừa là sân chơi vừa giáo dục các em học sinh phải biết bảo tồn, phát huy nét văn hóa riêng của quê hương và cũng để khách du lịch thấy nét đặc trưng khi đến Bình Định", ông Vân tâm sự.

Theo ông Vân, khâu tạo hình sản phẩm là khó nhất, khuôn làm không đúng hình tượng, chệch vài đường nét thì không thể vẽ tạo hình. Khuôn làm xong đến khâu vẽ phải có giá trị thẩm mỹ cao, mặt nạ khi vẽ phải có hồn mới thu hút khách hàng. Mỗi khuôn mặt, ông sử dụng một gam màu riêng, phù hợp với sự biểu đạt cảm xúc của từng nhân vật.

"Màu sắc chủ đạo dùng tô vẽ mặt nạ chân dung hát bội là đen và đỏ. Màu đen là nhân vật hung dữ, phản diện; màu đỏ là vai trung thần; màu trắng xanh là nhân vật quan nịnh; nhân vật nữ thì chọn màu hồng phấn để thể hiện tính cách thiện, ác của nhân vật", ông Vân lý giải.

Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định - 5

Ông Trần Ngọc Vân thổi hồn vào những mặt nạ chân dung các nghệ nhân hát bội (Ảnh: Doãn Công).

Đến nay, ông đã tổ chức 4 buổi trải nghiệm vẽ mặt nạ tuồng miễn phí tại Trường THCS Ngô Mây, Trường ĐH Quy Nhơn, phường Lý Thường Kiệt và Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan để học sinh, du khách giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật hát bội của Bình Định.

Thời gian tới, ông Vân dự tính nghiên cứu làm mặt nạ tuồng bằng mo cau, xơ dừa vừa nhẹ, thân thiện với môi trường.

Bài liên quan
  • Nghi thức tắm Phật trong đại lễ Phật đản ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
    Trong ngày đại lễ Phật đản, các phật tử sẽ cùng nhau cử hành nghi thức tắm Phật để niệm ân Đức Phật, gột rửa ba nghiệp thân, khẩu, ý...
  • Vì đâu ra nỗi này?
    "Chùa dạo này vắng quá!" - Đó là lời than của một vị Tăng ở Cao nguyên, Đại đức Thích Lệ Đạo (trụ trì chùa Phước Duyên ở Krông Ana, Đắk Lắk). Vị này cho biết ở ngôi chùa nơi Thầy đang hành đạo, trong dịp rằm tháng Giêng vừa rồi, chỉ trên dưới 100 Phật tử lui tới, giảm rất nhiều so với trước đây.
  • Bi kịch của một gia đình trúng giải xổ số 1,35 tỷ USD
    Câu chuyện của một gia đình sinh sống ở bang Maine (Mỹ) đang thu hút sự quan tâm của truyền thông. Một thành viên trong gia đình này đã trúng giải xổ số trị giá 1,35 tỷ USD.
  • Ngôi sao Trung Quốc bị đuổi khéo khỏi thảm đỏ LHP Cannes
    Tham dự LHP Cannes 2024, ngày 16/5, nữ diễn viên Trung Quốc Đồng Lệ Á, Lương Tranh và đạo diễn Quản Hổ liên tục bị đại diện Ban Tổ chức nhắc nhở vì tạo dáng lâu trên thảm đỏ.
  • Gắn chip định danh 10 cổ vật triều Nguyễn
    Các cổ vật được gắn chip và được định danh duy nhất bằng công nghệ, giúp du khách tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa của cổ vật bằng điện thoại thông minh.
  • Ông Hiệu: Linh hồn của lễ hội Gióng Phù Đổng
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người mê vẽ mặt nạ hát bội Bình Định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO