Vậy, những thứ mà người già dặn không nên để bụi bặm khi đón năm mới Giáp Thìn là gì vậy?
Năm mới Giáp Thìn chỉ còn 5 ngày nữa sẽ sang. Nhà nhà đang gấp rút soạn sửa, dọn dẹp, sắm sanh để đón Tết. Những phong tục tập quán dành cho Tết Nguyên đán sẽ dược mọi người thực hiện.
Để đón năm mới với nhiều hy vọng mới, khí thế mới, mọi người thường nhắc nhau bỏ những thứ cũ ký, xui xẻo lại đằng sau, đón năm mới tràn đầy hứng khởi, ăn nên làm ra, phát tài phát lộc, sự nghiệp lên hương, học hành tấn tới.
Người già dặn:"Trước Giao thừa, 3 thứ không bụi bặm, gia đình may mắn, bội thu trong năm mới". Ảnh minh họa Toutiao
Thông qua một loạt các hoạt động theo phong tục, người dân bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và những mong ước tốt lành cho một năm mới.
Người già dặn:"Trước Giao thừa, 3 thứ không bụi bặm, gia đình may mắn, bội thu trong năm mới". Theo đó, 3 món đồ được đặc biệt nhấn mạnh là phải lau chùi cẩn thận, không để lại bụi bặm.
Mỗi mỗi món đồ đều tượng trưng cho phú quý, đức hạnh, cuộc sống sung túc, ấm êm của gia đình. Hãy xem điều đó là gì nhẽ.
1. Người già dặn không để tượng Thần Tài phủ bụi trong năm mới
Trước hết, Thần Tài được thờ trong nhà là biểu tượng cầu mong của mọi người làm ăn phát đạt, phú quý.
Vào tháng 12 Âm lịch, nhiều nhà rất thành kính thờ Thần Tài. Người già tin rằng việc dọn dẹp đền thờ Thần Tài không chỉ thể hiện sự tôn kính với Thần mà còn cầu mang lại may mắn trong năm mới.
Vì vậy, việc đảm bảo tượng Thần Tài và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ là điềm báo tích cực về sự giàu có, may mắn trong năm tới.
2. Người già dặn bài vị và chân dung tổ tiên không được phủ bụi trong năm mới
Bài vị và chân dung tổ tiên là vật chứa đựng danh dự gia đình, huyết thống, thể hiện sự tưởng nhớ và kính trọng tổ tiên.
Trước Tết Nguyên đán, mọi người tin rằng việc lau sạch bụi bẩn ở bàn thờ, bài vị và chân dung ông bà, tổ tiên là cách để bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ người đã mất. Nó còn giúp tăng cường sự gắn kết gia đình và cầu mong sự phù hộ cho tổ tiên, con cháu.
Người già dặn không chỉ dọn dẹp bụi bẩn mà còn lau bằng nước thơm để mọi thứ trên ban thờ được sáng bóng, thơm phức. Ảnh minh họa Istockphoto
Nghi thức này được gọi là "bao sái ban thờ" được rất nhiều gia đình coi trọng thực hiện vào dịp cuối năm. Điều này đã trở thành nghi thức quen thuộc của người Việt trước khi đón năm mới sang.
Bao sái bàn thờ không chỉ là hành động hiếu kính chăm sóc hương hỏa được chu đáo mà còn là cách đón may mắn trong năm mới.
Người già dặn không chỉ dọn dẹp bụi bẩn mà còn lau bằng nước thơm để mọi thứ trên ban thờ được sáng bóng, thơm phức.
Đây là dịp để xua đuổi những điều cũ kỹ và không may, đồng thời giúp bàn thờ gọn gàng, tố hảo đón năm mới bình an, may mắn.
3. Người già dặn bếp không được phủ bụi trong năm mới
Bếp chiếm vị trí rất quan trọng trong gia đình, không chỉ chăm sóc bữa ăn, sức khỏe cho mọi người mà còn được ví như nơi "giữ của" của gia đình.
Người già dặn, trong quá trình dọn dẹp đón năm mới cần chú trọng lau sạch bếp. Ảnh minh họa SH
Táo Quân là vị thần trong tín ngưỡng dân gian, đảm nhiệm việc bếp núc và vận may cho gia đình. Trong tháng 12 Âm lịch, mỗi gia đình sẽ đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh bếp để bếp luôn sạch sẽ như mới.
Đây là biểu hiện thành kính với Thần Bếp, cũng mong nhân cơ hội này để cầu cho ngũ cốc dồi dào, cơm no áo ấm, khỏe mạnh, bình an cho cả gia đình trong năm mới.
Do đó, người già dặn, trong quá trình dọn dẹp đón năm mới cần chú trọng lau sạch bếp.
Như vậy, sự sạch sẽ của 3 món đồ nói trên không chỉ là phong tục tập quán mà còn mang ý nghĩa sâu xa về sự hòa thuận trong gia đình, thịnh vượng và trường tồn, đề cao lễ nghi và kính trọng tổ tiên, cầu phúc và mong nhận được may mắn trong năm mới.