Người đàn ông 50 tuổi có lỗ rò 5 mm ở tim suốt gần 11 năm

Ngọc Hân| 03/10/2020 09:25

Việt BáoLần mổ tim trước, các bác sĩ vô tình mắc sai xót nên anh Lam bị tê chân suốt 11 năm. Đến khi những cơn tê chân xuất hiện nhiều hơn, anh mới đến bệnh viện kiểm tra.


Năm 2009, anh Lam, 50 tuổi đã điều trị cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất bắng can thiệp sóng cao tần dưới hướng dẫn DSA ở một bệnh viện. Không may, trong quá trình can thiệp, kim đi vào động mạch đã đâm qua tĩnh mạch, làm tĩnh mạch dị dạng và ngày càng phình to. Các bác sĩ gọi đây là rò động tĩnh mạch tự nhiên AVF (Arteriovenous Fistula).

Anh Lam cho biết, từ sau ca phẫu thuật 11 năm trước, anh hay cảm thấy tê chân, nhưng không để ý, vì anh bị bệnh tiểu đường. “Bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến bàn chân nên tôi chủ quan”, anh Lam nói.

Dạo gần đây, các cơn tê buồn và mỏi ở chân xuất hiện nhiều hơn nên anh đến bệnh viện quận Thủ Đức khám.

Vị trí rò động tĩnh mạch của anh Lam. Ảnh: BVCC.

ThS.BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng Ngực – Mạch máu cho biết, khoa tiếp nhận anh Lam ngày 14/9. Khi khám, các bá sĩ cảm nhận vùng đùi bẹn bệnh nhận, nơi đâm kim để điều trị nhịp tim nhanh trước đây, dòng máy dưới da kêu “rù rù”. Anh Lam sau đó được chỉ định chụp siêu âm màu Dopler và CCT scan dựng hình mạch máu. Kết quá cho thấy bệnh nhân bị rò động tĩnh mạch vùng chậu.

Theo bác sĩ Kim Anh, rò động tĩnh mạch sẽ khiến lượng máu động mạch chảy ngược về tim theo đường tĩnh mạch qua lỗ rò. Chính vì vậy khiến chân bị tê, yếu do thiếu dinh dưỡng, nếu không được can thiệp sớm về lâu dài người bệnh sẽ bị suy tim.

Các bác sĩ tiến hành can thiệp để bịt lại vết rò thông giữa động mạch và tĩnh mạch. Bác sĩ Kim Anh cho biết, khi mở chỗ bẹn đùi bệnh nhân, phát hiện lỗ rò có đường kính khoảng 5mm thông giữa động mạch và tĩnh mạch. Các bác sĩ đã bộc lộ động mạch và tĩnh mạch đùi đầu trên và đầu dưới của chỗ rò, bộc lộ chỗ rò động tĩnh mạch. Cuối cùng, các bác sĩ cột và thắt  hai đầu của chỗ rò lại cho người bệnh.

Hiện anh Lam đã được xuất viện. Ảnh: BVCC.

Ca phẫu thuật diễn ra trong một giờ và được đánh giá là thành công. Sau can thiệp, người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, vết thương khô, không còn đau hay tê chân phải nữa. Hiện, anh Lam đã được xuất viện.

Theo bác sĩ Kim Anh, trong chiến tranh, đạn làm xuyên thủng vị trí giao nhau giữa động mạch và tĩnh mạch nên người bị rò động tĩnh mạch nhiều. Còn hiện nay, bệnh lý này tương đối hiếm. Những người bị bệnh thường là người tự tiêm chích ma túy hay những sự cố y khoa như anh Lam.

Dấu hiệu bệnh rò động tĩnh mạch thường âm thầm, không triệu chứng nhưng cũng có thể có biến chứng nặng. Vì vậy, người bị bệnh cần phải theo dõi, phát hiện bệnh kịp thời để có hướng điều trị phù hợp. Bệnh có thể điều trị dứt điểm mà không để lại hậu quả nếu được xử lý đúng cách.

* Tên người bệnh đã thay đổi

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người đàn ông 50 tuổi có lỗ rò 5 mm ở tim suốt gần 11 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO