‘Người dân không cần lực lượng cứu trợ nếu chủ động đón bão’

An Nhiên (Tổng hợp)| 27/09/2022 18:35

Theo chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Ứng phó thiên tai Huy Nguyễn, người dân cần chủ động tích trữ nhu yếu phẩm cần thiết để đối phó bão được an toàn, không cần đến lực lượng cứu trợ bên ngoài.

Xem thêm: "Chúng ta có thể sẽ không bao giờ quên được bão Noru"

Trên trang cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Ứng phó thiên tai; hiện tư vấn cho nhiều dự án của ADB và USAID - livestream cập nhật tình hình mới của cơn bão.

Vùng bão bị ảnh hưởng rộng từ Quảng Ngãi – Đà Nẵng

Tâm bão đang ở cách đảo Lý Sơn 179km, cách bờ biển Cửa Đại 259km về phía Đông Nam. Bão đang có xu hướng đi chếch Tây - Tây Bắc nên vào vùng biển từ Quảng Ngãi - Đà Nẵng. Bán kính rất lớn 150 cây số, đường kính bão đi qua hơn 300k

Cấp độ hiện tại của cơn bão ở mức 150-160km/h, cấp gió giật 180-200km/giờ ở vùng tâm bão. So với thang quốc tế, cơn bão số 4 đang được đánh giá ở mức 4 và sẽ giảm dần khi vào bờ.

z375481606846735050813b018e41d0404bd74b1331061-edited-1664272859743.jpg
Mưa lớn ở Hội An. Ảnh: Dân trí

Nhưng 5 giờ tiếp theo, bão sẽ không có xu hướng suy giảm. Mặc dù mắt bão không nhìn rõ, nhưng có thể là mắt kim, được phủ qua 17 lớp khác nhau sẽ thấy tâm bão rộng với áp suất cao. Áp suất hiện tại đang944 hPa, một trong những áp suất tâm bão thấp.

Với áp suất và cấp gió này sẽ tạo ra một lực gió cực kỳ lớn khi đi qua các vùng. Khi vào gần bờ sẽ giảm, cách bờ khoảng 100 cây số, vận tốc gió giật giảm xuống 185km, vận tốc gió đều từ 130-140km/h.

Bão sẽ diễn ra trong khoảng 1-2h ở khu vực ven bờ. Như vậy, mức bão gần bờ khoảng 150km sẽ là cấp 15 giật cấp 17 và trên 17 (tính theo thang của Việt Nam).

Số liệu hiện tại cũng cho thấy đĩa mây ở phía Đông Bắc có điểm mờ, chia làm 2 vùng mây, đi về phía Thừa Thiên Huế và tâm bão vẫn ở Đà Nẵng. Lượng mưa lớn rơi ở khu vực đất liền trước khi tâm bão đi vào.

Lúc nào bão vào?

Bão sẽ tiếp cận phía Đông Bắc của Lý Sơn trước. Nhưng đảo lại quá nhỏ bé so với cơn bão nên sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Cấp gió sẽ 14-15 giật trên cấp 17. Khi vào gần bờ, bão sẽ đi qua khu vực Cửa Đại, Tam Kỳ và dọc bờ biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Vì mắt bão nhỏ (20 cây số) nhưng ảnh hưởng của vùng có gió lớn từ Quảng Ngãi – Đà Nẵng.

Từ 21h đêm nay, người dân ở đất liền sẽ thấy có hiện tượng gió giật từng cơn. Gió bắt đầu lớn từ 23h đêm và sẽ giật mạnh hơn từ 12h đêm-1h sáng.

img_20220927_161410.jpeg
Lốc xoáy làm tốc mái

Khi tâm bão đi qua, gió sau đó mới đáng lo ngại vì giật khủng khiếp, thậm chí lớn hơn rất nhiều so với gió ban đầu.

Cơn bão có xu hướng di chuyển vào đất liền lại chậm. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi bão sẽ quần thảo khu vực này lâu hơn, ảnh hưởng hạ tầng nhiều. Bão Noru đang giảm tốc độc từ 21-23 cây số/giờ di chuyển. Với khoảng cách từ tâm bão đến đất liền, chuyên gia tính toán thời điểm sẽ đến từ 0-1h đến đất liền.

Hình thái của bão rất nguy hiểm, vì có nhiều yếu tố giúp cơn bão duy trì sức mạnh. Ngoài áp sức không khí, nền nhiệt của bờ mặt biển rất quan trọng. Số liệu của bề mặt biển Đông đang ở 30 độ C (từ 27-31 độ C thích hợp để bão duy trì).

Bão lại đang đi vào đúng giai đoạn triều cường (1-1,8m) thì từ chiều nay dọc biển miền Trung đã có hiện tượng nước dâng, nhưng sóng có thể chưa cao.

Người dân tích trữ lương thực để không cần cứu trợ

Nước biển dâng lên kết hợp sóng cơn bão tạo ra sẽ khiến mức độ sóng rất lớn, tương đương 5-6m ở gần bờ so với điều kiện bình thường.

Cơn bão này sẽ tạo xoáy lở ở gần bờ biển, làm hư hạ tầng nên chuyên gia Huy Nguyễn khuyến cáo người dân không được ở lại nhà thấp, trống ở ven biển. Anh cũng khuyên trước đó nên tài sản, giấy tờ quan trọng ra khỏi nhà, tuyệt đối không ở bè hay thuyền đang neo đậu bờ biển.

tichtru.jpeg
Người dân tích trữ nhu yếu phẩm cần thiết

Nếu đánh giá được các rủi ro tại những khu vực nguy hiểm, tiến sĩ Huy Nguyễn khẳng định người dân hoàn toàn bảo vệ được tính mạng. Hiện giờ chỉ còn được 3h nhưng vẫn có thể tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Chuyên gia cảnh báo người dân không được tiếc tài sản mà ở lại bảo vệ. Rất nhiều cơn bão lụt gây thiệt hại về người, nên việc đánh giá ngôi nhà không vững chắc, đặc biệt là cấp 4 hay lợp ngói, tranh nên sơ tán. Bởi nếu bão vào mà xung quanh không có ai hỗ trợ thì lúc đó rất nguy hiểm.

Với những người đang trú ẩn nơi an toàn, tiến sĩ Huy Nguyễn cũng khuyên nên trang bị nhu yếu phẩm quan trọng gồm: đồ ăn nhanh, nước uống, sạc dự phòng để giữ liên lạc thường xuyên. Trước đó, người dân cần tích trữ lương thực sử dụng từ 2-4 ngày. Bởi những cơn bão lớn có thể làm ảnh hưởng hạ tầng, ví dụ như gây mất điện trong 1-2 ngày, mất nước, rau xanh chưa kịp có sau bão… thì sau bão không phải quá lo lắng.

Nếu chuẩn bị trước, người dân không cần phải nhờ đến lực lượng cứu trợ bên ngoài.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
‘Người dân không cần lực lượng cứu trợ nếu chủ động đón bão’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO