Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’

Hải Vân| 03/04/2024 15:49

Sắp xếp thời gian đến với động Hương Tích, chùa Hương, ngồi trên thuyền, du khách được chiêm ngưỡng cảnh mây trời, sông nước hữu tình và nhất là thích thú khoảnh khắc nhìn thấy giọt nước từ núi đá vôi rơi xuống tạo thành các nhũ đá hình thù kỳ thú.

Bao đời nay, lễ hội chùa Hương luôn thu hút đông đảo người dân, du khách về trẩy hội. Dòng người tấp nập về chùa Hương để lễ bái dịp đầu năm, tham quan, viếng cảnh và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 1

Du khách tham quan chùa Hương.

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50 cây số, chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Chùa Hương chỉ cách nhà khoảng 20 cây số và đường đi dễ dàng, cô bạn Nguyễn Ngọc Tú, đến từ Hà Nội, đã đến ngôi chùa nổi tiếng này để tham quan, lễ bái dịp đầu năm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của chùa.

“Đây là nơi mình muốn cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Đó cũng là lý do năm nào dù bận rộn đến đâu, mình cũng cố gắng sắp xếp thời gian để đi tham quan, vãn cảnh”, cô gái 26 tuổi cho hay.

Với cô bạn này, chuyến đi này rất ý nghĩa, vì không phải bon chen khi xuống đò, không bị cò mồi chèo kéo, ban quản lý đã sắp xếp lại theo quy củ. Ngọc Tú không chọn đi vào cuối tuần nên không có cảnh đông đúc và thư thả vãn cảnh chùa.

“Từ năm nay, các hoạt động của chùa Hương đều được sắp xếp và quản lý lại nên sẽ không còn cảnh cò mồi đi theo như đợt trước nên mọi người yên tâm, mọi thứ đều được niêm yết và công khai. Đây là bước thay đổi mà mình thấy khác biệt và tích cực hơn so với mọi năm”, Ngọc Tú nói.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 2

Du khách viếng cảnh chùa Hương.

Dù đã viếng cảnh chùa Hương nhiều lần, nhưng mỗi lần đến với chùa này, Ngọc Tú cứ ngỡ như lần đầu được tới đây. Trong tiết trời ủng hộ với nắng nhẹ, nữ du khách thích thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng cảnh mây trời, sông nước hữu tình...

Đi qua Đền Trình và các ngọn núi có hình thù khác nhau, du khách được nghe những người lái thuyền kể về nguồn gốc và truyền thuyết của các địa điểm.

Nhiều người nói rằng, nếu đã đi chùa Hương nhưng chưa đến động Hương Tích xem như chưa đặt chân đến chùa Hương… Được mệnh danh “Nam thiên đệ nhất động” (nghĩa là động đẹp nhất trời Nam), động Hương Tích trở thành nơi yêu thích của nhiều du khách.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 3

Lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

“Mình thích nhất lúc ngồi thuyền ngắm cảnh non nước, nếu ai đi muộn thì chiều về còn được ngắm cảnh hoàng hôn. Lúc leo lên động Hương Tích là điểm cao nhất của quần thể, du khách ngắm được toàn cảnh xung quanh. Với không khí trong động mát lạnh, mình thích khoảnh khắc thấy giọt nước từ núi đá vôi rơi xuống tạo thành nhũ đá hình thù kỳ thú”, Ngọc Tú nói.

Theo Ngọc Tú, du khách nên đi chùa Hương vào mùa lễ hội chính diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch, vào tháng 3 sẽ không đông như đợt đầu hội. Tháng 3 còn có mùa hoa gạo nở đỏ rực hai bên bờ suối Yến, khung cảnh vô cùng lãng mạn để du khách tha hồ chụp ảnh.

Trong thời gian 1 ngày, cô nàng đã đi được hết các địa điểm, vì chùa Hương gần nội thành nên di chuyển thuận tiện và tốn ít thời gian. Nơi này cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 1 tiếng đi ô tô hoặc xe máy nên đi trong ngày rất thoải mái.

Du khách này còn cho biết, về đồ ăn, nước uống, cô nàng thấy có khá nhiều với đủ các loại ở dọc đường lên động Hương Tích. Mọi người cũng có thể mang đồ ăn và nước theo nhưng nên mang đồ gọn nhẹ, vì mang sẽ hơi vất vả nếu như chọn leo bộ, còn đi cáp treo sẽ ổn hơn.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 4

Ngồi thuyền ngắm cảnh đẹp.

Đặt chân đến với một trong những địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc bậc nhất Hà thành, du khách được tham quan, vãn cảnh chùa và tận hưởng bầu không khí trong lành, yên bình. Hòa mình vào bức tranh sông nước, hang động..., du khách đã trở thành một phần không thể thiếu của nét đẹp văn hóa mùa lễ hội truyền thống này.

Ngoài chùa Hương, du khách Ngọc Tú còn có đam mê du lịch, thích khám phá nhiều vùng đất mới. Với cô gái này, mỗi chuyến đi không chỉ có ảnh đẹp mang về, mà còn được tìm hiểu, trải nghiệm về văn hoá, con người và những điều mới mẻ tại mỗi điểm đến...

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 5

Du khách đi chùa Hương vào mùa lễ hội chính diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 6
Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 7

Du khách đến chùa viếng cảnh, tham quan các địa điểm.

Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 8
Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’ - 9

Cô nàng đi chùa Hương trong 1 ngày.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ngoi-thuyen-kham-pha-nam-thien-de-nhat-dong-c14a71380.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ngoi-thuyen-kham-pha-nam-thien-de-nhat-dong-c14a71380.html
Bài liên quan
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngồi thuyền khám phá ‘Nam thiên đệ nhất động’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO