Hơn 100 năm hình hình thành và phát triển, nghề làm hương vốn chỉ dành cho những ngày nông nhàn khi việc đồng áng kết thúc của ở thôn Phú Lương Thượng. Nhưng theo thời gian, sự đặc biệt và chất lượng của những nhánh hương nơi đây đã khiến làng Quảng Phú Cầu chuyển sang nghề làm hương nhưng vài năm trở lại đây,
Ngoài thôn Phú Lương Thượng thì nghề này đã được mở rộng ra các thôn còn lại của xã như: Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu và Đạo Tú.
Người dân ở đây lựa chọn thời khắc khi mặt trời lên cao để đem tăm hương ra phơi khô. Đây cũng chính là lúc quang cảnh ở làng đẹp hơn bao giờ hết khi khắp mọi nẻo đường, ngõ xóm đều được phủ kín bởi sắc đỏ, sắc hồng của các loại tăm hương.
Lối vào làng Quảng Phú Cầu luôn đỏ rực màu chân nhang. Sản phẩm của làng không chỉ tiêu thụ khắp moi miền đất nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia…
Giữa nhịp sống hiện đại, mặc dòng chảy thời gian, thủ đô vẫn tồn tại một góc riêng rất bình lặng, êm đềm, truyền thống.
Không chỉ là làng nghề đem lại nguồn thu nhập chính và cuộc sống khá giả cho người dân ở Quảng Phú Cầu mà nơi đây còn là một trong những điểm lưu giữ được ngành nghề truyền thống. Không chỉ vậy, làng truyền thống này còn thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm ghé thăm, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về một nghề truyền thống của dân tộc.
Theo AFP, làm hương là một nghề truyền thống "cổ xưa và chói sáng" của người Việt. Trong năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn năm 2021 dẫn đến doanh số mua hương sụt giảm 30% so với mọi năm. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh đều tin tưởng tình hình hồi phục sớm năm 2022..