Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội

Nguyễn Hiệp| 25/03/2024 17:30

Dịp đầu năm, du khách thập phương lại tập trung về đình làng Thủ Lễ để xem các trận đấu vật, có cả nữ tham gia. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia này trở thành địa chỉ quen thuộc của mọi người dịp lễ hội.

Là ngôi làng cổ nằm gần phá Tam Giang, Thủ Lễ hiện nay có một phần thuộc xã Quảng Phước, một phần thuộc về thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cách trung tâm TP Huế khoảng 15 cây số, Thủ Lễ nổi tiếng với du khách gần xa khi có lễ hội vật quy mô lớn và lâu đời diễn ra vào dịp Tết. Trong không khí tưng bừng ngày Xuân, người dân, du khách được xem các đô vật thi đấu trên tinh thần thượng võ, xung quanh khán giả reo hò cổ vũ tạo nên không khí vui nhộn ngày đầu năm.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 1

Đình làng Thủ Lễ tọa lạc trong không gian yên bình.

Lễ hội vật hấp dẫn này diễn ra ở ngôi đình cổ kính mang tên đình làng Thủ Lễ (tọa lạc ở thị trấn Sịa). Được thành lập khá sớm, làng Thủ Lễ sau khi hình thành đã được các vị khai canh tiến hành lựa chọn vị trí trung tâm của làng để xây dựng ngôi đình.

Dù chưa rõ thời gian cụ thể xây dựng ngôi đình này, nhưng đợt trùng tu cuối cùng được khắc ở nội thất là năm Thành Thái thứ 5 (năm 1893).

Nằm trong không gian bình yên, đình làng Thủ Lễ có khuôn viên rộng khoảng 1.000m2. Có dịp về đây, đập vào mắt du khách đầu tiên chính là các trụ biểu hình khối vuông, hai trụ ở giữa cao hơn một chút. Tiếp sau trụ biểu có sự hiện diện của nhà bia, hồ bán nguyệt và bức bình phong.

Ở giữa đình có khoảng sân rộng là nơi hằng năm diễn ra lễ hội vật Thủ Lễ. Sới vật được đắp dạng hình tròn, mỗi kì hội vật xong tiến hành san bằng lại như cũ.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 2

Ngôi đình nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống.

Đình làng Thủ Lễ có kiến trúc 5 gian 2 chái, có mái lợp ngói âm dương, giữa đỉnh nóc có gắn cặp rồng “hồi long” chầu mặt nguyệt, dọc bờ nóc, bờ quyết có hình tượng lân, quy, phụng tạo điểm nhấn. Nội thất có Hậu cung bố trí các án thờ, bên ngoài có tiền đường treo hoành phi, câu đối... Hai bên đình có nhà tăng 3 gian 2 chái.

Tạo ấn tượng với du khách là 6 cột hàng hiên ở trước mặt đình. Các cột này có chân tạo hình quả bí, thân cột đắp hình rồng mây...

Ngôi đình này nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống có bộ rường gỗ vững chãi biểu trưng cho cư dân vùng đầm phá Tam Giang. Hiện nay, đình làng còn lưu giữ 1 khánh đá, 1 phiến đá bùa, hàng chục sắc phong...

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 3

Toàn cảnh đình làng Thủ Lễ.

Đình làng Thủ Lễ là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế về nhiều mặt như kiến trúc, nghệ thuật trang trí, phong thuỷ cảnh quan và triết lý dân gian về vũ trụ và nhân sinh ẩn trong công trình.

Với những giá trị này, đình làng Thủ Lễ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1999.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 4

Đình nằm ở vị trí trung tâm làng.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 5

Không gian trong lành ở đình làng.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 6

4 trụ biểu trước đình.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 7

Xa xa phía sau trụ biểu là nhà bia.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 8

Sới vật diễn ra vật làng Thủ Lễ.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 9

Không gian yên tĩnh.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 10

Nơi hằng năm diễn ra lễ hội lâu đời, có từ thời Nguyễn.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 11

Các đô vật tranh tài.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 12

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình.

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội - 13

Đình làng Thủ Lễ là di tích cấp Quốc gia.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ngoi-dinh-co-noi-dien-ra-bao-tran-dau-vat-du-doi-c14a70853.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ngoi-dinh-co-noi-dien-ra-bao-tran-dau-vat-du-doi-c14a70853.html
Bài liên quan
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO