Trong suốt 600 năm, đền Matsugaoka Tōkei-ji đã là nơi trú ngụ của phụ nữ tránh khỏi người chồng bạo hành và cho phép họ làm một điều tưởng chừng không thể thời đó: ly hôn.

Hàng trăm năm trước, phụ nữ Nhật Bản không có quyền ly hôn chồng. Do đó, những người bị bạo hành thường bỏ trốn đến ẩn náu tại ngôi đền Phật giáo nằm tại thành phố Kamakura, vùng Kanagawa, Nhật Bản.

Sau khi làm việc tại đền và tu tập trong một số năm nhất định, đền Tōkei-ji sắp xếp cho họ được ly hôn với sự chấp thuận của người chồng.

Chính vì thế, đền có biệt danh là Enkiri-dera (Ngôi đền chấm dứt mối quan hệ) và Kakekomi-dera (Ngôi đền cho người ẩn náu). Đôi khi, đền còn được gọi bằng cái tên “Đền ly hôn”.

Den ly hon anh 1
Cửa vào đền Matsugaoka Tōkei-ji. Ảnh: Amusingplanet.

Đền Matsugaoka Tōkei-ji được xây dựng vào năm 1285 bởi phu nhân Horiuchi, vợ Hōjō Tokimune, quan phụ chính thứ tám của Mạc phủ Kamakura, sau cái chết của chồng bà.

Phu nhân Horiuchi sinh năm 1252 trong gia tộc Adachi hùng mạnh và các đồng minh của Hōjō. Sau khi cha qua đời lúc bà mới một tuổi, Horiuchi được nuôi dưỡng bởi anh trai Adachi Yasumori, người kế vị Yoshikage với tư cách là trưởng tộc và là người giám hộ của bà.

Chồng tương lai của Horiuchi, Tokimune, hơn bà một tuổi và lớn lên ở phủ nhà Adachi tại Kamakura. Cả hai là bạn thanh mai trúc mã và kết hôn khi Tokimune lên 9 tuổi. Sau đó, họ chuyển đến khu nhà riêng của Tokimune.

Gần bảy năm sau, Tokimune trở thành quan phụ chính và là một trong những người quyền lực nhất. Cả hai đều là những người theo Thiền đạo. Năm 1284, Tokimune đột ngột đổ bệnh. Không lâu sau, ông qua đời và phu nhân Horiuchi nguyện sẽ xây dựng một ngôi đền nhân danh chồng.

Phu nhân Horiuchi không có chủ đích để đền Tōkei-ji trở thành nơi trú ẩn cho những phụ nữ chạy trốn khỏi chồng mình. Việc này chủ yếu đến từ các hoạt động của đền trong hai thế kỷ cuối thời Tokugawa, dù đúng là Tōkei-ji cung cấp một cơ chế cho phụ nữ ly hôn từ thời của phu nhân Horiuchi.

Den ly hon anh 2
Ngôi đền là nơi phụ nữ có thể trú ẩn và được ly hôn. Ảnh: Amusingplanet.

Theo ghi chép lịch sử, bà bảo con trai mình là Sadatoki áp dụng một luật của đền ở Tōkei-ji để giúp đỡ những phụ nữ muốn ly hôn chồng. Sadatoki trình thỉnh cầu này lên hoàng đế và nhận được sự đồng ý.

Ban đầu, thời gian làm việc tại đền là ba năm, sau đó giảm xuống hai năm. Khoảng 2.000 vụ ly hôn đã được đền Tōkei-ji thực hiện trong giai đoạn Tokugawa. Tuy nhiên, sau khi một luật mới được áp dụng, ngôi đền đã mất đi quyền lực này vào năm 1873. Kể từ đó, mọi trường hợp ly hôn do tòa án xử lý. Sau thời kỳ Minh Trị, ngôi đền không chỉ mất hỗ trợ về kinh tế mà còn bị giảm tầm ảnh hưởng.

Ngôi đền tiếp tục là nơi dành riêng cho phụ nữ và nam giới không được phép vào, cho đến năm 1902, khi một người đàn ông trở thành người đứng đầu ngôi đền, và Tōkei-ji trở thành một nhánh của Engaku-ji.

Toàn bộ ngôi đền, ngoại trừ tháp chuông, bị phá hủy trong trận động đất Great Kanto năm 1923 và dần được xây dựng lại trong thập kỷ sau đó.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/ngoi-den-ly-hon-o-nhat-post1400052.html
Copy Link
https://zingnews.vn/ngoi-den-ly-hon-o-nhat-post1400052.html
    • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
      Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
    • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
      Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
    • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
      Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
    • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
      Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
    • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
      Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
    • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
      Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Ngôi đền ly hôn ở Nhật
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO