Nghiệp quả của một quốc gia diễn ra như thế nào?

First News| 28/02/2022 13:00

Mỗi quốc gia đều có nghiệp quả riêng của nó. Tùy theo quốc gia đó hành động như thế nào sẽ tạo ra phản động tương ứng, ngược lại. Những người được sinh ra hay sống trong cùng một quốc gia đều có mối liên hệ với nhau, hay cùng chung một cộng nghiệp.

Cộng nghiệp của một quốc gia không chỉ riêng cho con người, mà cho mọi sinh vật sống trong đó. Nếu nhìn vào thế giới ngày nay, ông có thể hỏi tại sao có người được sinh ra ở quốc gia này chứ không phải ở quốc gia khác? Tại sao có người được sinh ra trong một quốc gia hùng cường, giàu mạnh, hưởng mọi sự sung sướng khi người khác được sinh ra ở những nơi nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật?

Vào thuở sơ khai, con người tụ tập thành bộ lạc, nhờ người lãnh đạo hay tù trưởng tài giỏi thì bộ lạc mới đứng vững, không bị những bộ lạc khác tiêu diệt. Từ đơn vị như bộ lạc, sau thành làng xã, và trở thành quốc gia, là một tiến trình trải qua rất nhiều khó khăn và thăng trầm, hoàn toàn do tài điều khiển của những người lãnh đạo. Một quốc gia được thành lập là do viễn kiến và sứ mạng của những người có công xây dựng nên quốc gia đó.

img_0439.jpg

Nếu nhìn vào lịch sử, khi mới thành lập, quốc gia nào cũng đều có những bậc anh hùng hào kiệt, được sinh ra ở đó để xây dựng một quốc gia độc lập, với văn hóa riêng biệt, theo điều kiện địa lý, núi non, sông ngòi thích hợp với nơi đó.

Giai đoạn Thành là một khoảng thời gian đặc biệt, với rất nhiều người tài đến để xây dựng quốc gia đó. Không có những người này, quốc gia không thể tồn tại. Những người này phải chiến đấu, khắc phục những khó khăn, từ thời tiết, khí hậu, địa thế, đến các loài thú dữ hay những quốc gia quanh đó, mới có thể thành lập được một quốc gia độc lập. Nếu xét kỹ, ông có thể thấy sự nghiệp dựng nước của những người này lớn lao như thế nào. Tiếc thay, ngày nay không mấy ai nhớ được những việc đã diễn ra trong quá khứ, người đời sau lại hay phóng đại, thêm thắt chi tiết vào, nên con cháu họ coi đó chỉ là những huyền thoại không có thật.

Sau giai đoạn Thành là thời kỳ Trụ. Lúc này cũng có rất nhiều nhân tài xuất hiện nhưng với nhiệm vụ là tổ chức, thành lập những cơ cấu kinh tế, văn hóa, điều kiện sống căn bản cho người dân để điều hành và phát triển quốc gia, đưa nó lên địa vị hùng cường. Nhưng đây cũng là giai đoạn quyết định số phận của quốc gia này. Tùy theo người lãnh đạo điều hành quốc gia như thế nào, hành động ra sao, tạo ra những vấn đề gì cho dân chúng, và ảnh hưởng đến các quốc gia khác ra sao, mà giai đoạn Trụ kéo dài lâu hay chóng.

img_0441.jpg

Nói cách khác, tùy theo hành động (nhân) người trong quốc gia đó làm sẽ tạo ra các động lực ngược lại, chi phối quốc gia đó (quả). Mọi người đều phải chịu trách nhiệm cũng như hậu quả cho việc làm của họ (cộng nghiệp). Nghiệp quả quốc gia rất phức tạp và khó giải thích vì có nhiều nguyên nhân, tốt cũng như xấu.

Quốc gia nào cũng có đủ mọi loại người với các việc làm hay hành động khác nhau. Có người xây dựng, có người phá hoại, có người lành, người dữ, do đó dù đã gieonhân nhưng đôi khi quả không đến ngay mà tiềm ẩn một thời gian nên nhiều người không tin vào luật Nhân quả nữa. Thật ra đời người thì ngắn, luật Nhân quả thì phức tạp, kéo dài rất lâu, nhiều đời, nhiều kiếp, chằng chịt với nhau, không ai có thể biết khi nào nhân sẽ trổ quả. Tuy nhiên, đã gây nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả, vì luật Nhân quả không bao giờ sai.

vietbao2.jpg

Có thể lấy Ai Cập làm ví dụ. Sử gia Herodotus của Hy Lạp khi qua Ai Cập đã ghi nhận về tình trạng lúc đó như sau:

“Những chứng tích của nền văn minh huy hoàng khi xưa đã bị xóa bỏ hoàn toàn, chỉ còn những đền đài, lăng tẩm đổ nát, không người săn sóc. Tôi không tiếc cho những kiến trúc bị bỏ hoang này nhưng tiếc cho cái công trình tâm huyết, các bí quyết kỹ thuật, các tinh hoa của tiền nhân đã bị thất truyền, vì không ai học được những thứ này nữa. Dân Ai Cập sống lầm than, khổ cực, chỉ làm những việc để sống qua ngày, không còn ai tha thiết hay nhắc nh gì về thời đại huy hoàng khi xưa nữa. Ai Cập với những đồng ruộng màu mỡ bởi phù sa sông Nile, cá tôm bơi lội từng đàn, với biết bao tài nguyên thiên nhiên mà nay người dân xứ này lại không đủ ăn. Tất cả mọi thứ đều bị thu góp mang về Nubia và Assyria.

Lịch sử Hy Lp viết rằng khi Herodotus đến đây, Ai Cập đã trải qua một thời gian rất lâu sống dưới ách đô hộ của Nubia, rồi Assyria, những quốc gia mà khi xưa các Pharaoh Ai Cập vẫn thường mang quân xâm lăng, chiếm đoạt tài nguyên, bắt nô lệ, và chém giết không gớm tay.

Bn có thđặt mua sách ti đây:

B sách “Muôn kiếp nhân sinh”:

Tp 1: https://bit.ly/muonkiepnhansinh1shopee

Tp 2: https://bit.ly/muonkiepnhansinh2shopee

B sách 15 cun đầy đủ ca Nguyên Phong: https://bit.ly/tronboNguyenPhong15cuontiki


Trích sách Muôn kiếp nhân sinh 1

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nghiệp quả của một quốc gia diễn ra như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO