"Đừng có xem TV nữa, mau làm bài tập đi con".
"Có nhanh dọn phòng không, mẹ nói bao nhiêu lần rồi còn chưa ngồi dậy vậy hả".
Có lẽ những câu nói quen thuộc này cha mẹ ít nhiều từng thốt ra trước sự lì lợm của con mình. Nhiều người mẹ cảm thấy khi con cái lớn dần, chúng càng khó dạy bảo, dù có nói như thế nào chúng vẫn phớt lờ.
Ảnh minh họa.
Trong một nghiên cứu của trường Y Đại học Stanford, Mỹ đã phát hiện ra rằng, não bộ của trẻ sẽ không chú ý tới giọng nói của mẹ mình như trước đây khi chúng bước vào tuổi vị thành niên.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết, khi trẻ 13 tuổi, não bộ của chúng không còn cảm nhận được giọng nói của mẹ mình đặc biệt hay có ý nghĩa nữa. Trẻ bắt đầu chuyển sự chú ý của mình sang những âm thanh lạ.
Trên tạp chí Neuroscience, các nhà nghiên cứu đã tiến hành quét não để giải thích tại sao các thanh thiếu niên lại không nghe lời mẹ mình như khi họ còn nhỏ.
Tiến sĩ Daniel Abrams – phó giáo sư về Tâm thần học và Khoa học hành vi tại Đại học Stanford cho biết: "Trẻ sơ sinh thích lắng nghe giọng nói của mẹ mình nhưng thanh thiếu niên thích nghe giọng nói mới mẻ hơn".
Trẻ khi bước vào tuổi dậy thì, chúng có thể không nhận ra những thay đổi nhỏ đang diễn ra trong cơ thể mình. Chúng bắt đầu có xu hướng muốn dành nhiều thời gian bên cạnh bạn bè hơn là gia đình. Bộ não của trẻ ngày càng nhạy cảm hơn với những âm thanh lạ.
Nghiên cứu có liên quan tới giọng nói của người mẹ
Một nghiên cứu vào năm 2016 của nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng, não của trẻ dưới 12 tuổi kích hoạt 1 loạt các phản ứng khi nghe thấy giọng nói của mẹ mình. Những đứa trẻ này có thể nhận dạng được giọng nói của người mẹ với mức độ chính xác cao.
Ảnh minh họa.
Tiến sĩ Percy Mistry – một học giả nghiên cứu về Tâm thần học và Khoa học hành vi tại Đại học Stanford cho biết: "Giọng nói của người mẹ là nguồn gốc cho sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nó cũng là nguồn gốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Thai nhi có thể nhận biết được giọng nói của mẹ mình trước khi chào đời".
Một nghiên cứu mới vào năm 2022 được tiến hành dựa trên nghiên cứu trước đó bằng cách thêm vào dữ liệu của thanh thiếu niên từ 13 – 16,5 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu mẹ của các thanh thiếu niên tham gia và 2 phụ nữ xa lạ khác nói 3 từ vô nghĩa trong vòng chưa đầy 1 giây và được thu âm lại.
Những từ vô nghĩa đảm bảo các thanh thiếu niên này không phản ứng với ý nghĩa hoặc nội dung của từ đó.
Những thanh thiếu niên này có thể nhận ra giọng nói của mẹ mình. Giống như lúc nhỏ, dù trẻ có lớn như thế nào cũng đều có thể xác định được chính xác giọng nói của mẹ mình.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng, phản ứng của não đối với âm thanh tăng lên theo độ tuổi của một đứa trẻ. Mối quan hệ này chặt chẽ tới mức các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thông tin phản ứng giọng nói từ các bản quét não để dự đoán tuổi của các thanh thiếu niên.
Giọng nói của người mẹ không còn tác động mạnh mẽ khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa thanh thiếu niên và trẻ em nằm ở hệ thống xử lý phần thưởng và vỏ não trước trán chịu trách nhiệm phân phối thông tin, những âm thanh lạ kích thích hoạt động não ở thanh thiếu niên nhiều hơn là giọng nói của người mẹ.
Ảnh minh họa.
Từ 13 – 14 tuổi, trung tâm phần thưởng của não bộ thanh thiếu niên bắt đầu chú ý hơn tới âm thanh lạ. Tại thời điểm này, không có sự khác biệt giữa bé gái và bé trai.
Sự chuyển đổi này là một dấu hiệu của sự trưởng thành lành mạnh của não bộ.
Đối với trẻ em khi bước vào tuổi vị thành niên, các tương tác xã hội của chúng sẽ trải qua một sự thay đổi lớn vào thời điểm này.
Cha mẹ thường phàn nàn con cái họ trở nên nổi loạn, không nghe lời khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, đây là thời điểm trẻ bắt đầu chú ý nhiều hơn tới âm thanh bên ngoài gia đình mình. Chính vì thế, cha mẹ nên có cái nhìn thấu hiểu mỗi khi gọi nhưng con cái lại phớt lờ.