Nghề livestream khóc ròng khi mạng xã hội bị siết tương tác

Võ Thanh Bình| 30/05/2021 08:42

Việt BáoChính sách của nhiều nền tảng mạng xã hội thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến nghề livestream khi tính năng này bị trục lợi và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Livestream xúc phạm nhân phẩm, truyền thông tin giả... đang không được hoan nghênh trên mạng xã hội Facebook. Thậm chí, trong lộ trình phát triển sắp tới, việc chia sẻ hình ảnh gây chia rẽ cũng không được phép trên mạng xã hội này vì một chất lượng nội dung tốt hơn.

Theo tính năng mới được Facebook công bố, người dùng có thể tùy chọn ẩn số lượt thích công khai trên các bài đăng, bao gồm cả livestream video để kiểm soát tốt hơn trải nghiệm của mình.

Tính năng ẩn lượt thích trước đó đã được thử nghiệm trên Instagram khi nhiều công ty quảng cáo và người dùng căn cứ vào đó để đánh giá mức độ thịnh hành và phổ biến của một nội dung.

Livestream bán hàng đang được nhiều shop sử dụng thời gian qua, nghề livestream cũng đa dạng hơn dịch vụ khi cung cấp. Ảnh minh họa: Internet

Với những thông tin không tin cậy, điều này cũng gây ra nhiều bất cập cho người dùng khi tiếp cận nội dung, nhất là với thông tin quảng cáo sự thật hay xúc phẩm nhân phẩm chưa kiểm soát. Điều này cũng khiến cho nghề livestream và chế ảnh có thể sẽ khó khăn hơn khi bị Facebook hạn chế.

Lý giải cho việc đưa ra tính năng mới, theo Facebook, bằng cách này, mọi người có thể tập trung vào hình ảnh hay video được chia sẻ thay vì quan tâm tới số lượt thích. Đây cũng là lộ trình mới mà mạng xã hội này hướng đến vì người dùng nhằm tránh những nội dung không tốt về nhiều mặt mà chưa có pháp lý rõ ràng.

Xem thêm: Muôn kiểu kiếm tiền online thời vụ trong mùa dịch Covid-19: Không gì là không thể

Chia sẻ về vấn đề xúc phạm nhân phẩm thông qua livestream, luật sư Trần Kim Hoàng - Công ty luật TNHH Hoàng Trần và Cộng sự cho biết người dân có thể yêu cầu khởi kiện nếu bị ảnh hưởng, bao gồm cả thiệt hại về tinh thần và vật chất nếu có.

Một đại úy trong ngành Công an cũng cho biết với những vấn đề liên quan dân sự về xúc phạm danh dự, người dân có thể yêu cầu hỗ trợ để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu thấy thông tin không đúng và gây ảnh hưởng.

Tính năng livestream thời gian qua được nhiều người sử dụng như là một công cụ để giải tỏa cảm xúc hoặc bán hàng online, điều này cũng giúp cho nghề này rộ lên thời gian qua với nhiều công ty, đội nhóm cung cấp. Với chính sách mới, nghề livestream được cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến giai đoạn này.

Bên cạnh đó, nhằm chấn chỉnh việc sử dụng các tính năng trên nền tảng mạng xã hội cho việc phát tán nội dung xấu, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa có văn bản 1800/BTTTT-PTTH&TTĐT nhằm hạn chế vấn đề này.

Ekip thực hiện livestream của bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng nhiều thiết bị công nghệ và nền tảng mạng xã hội để phát tán thông tin. Ảnh minh họa: Vietnambiz.

Theo đó, một số đối tượng đã lợi dụng tính năng phát sóng trực tuyến (livestream), chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat)… để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Để kịp thời nắm bắt, có biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là với giới trẻ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao.

Xem thêm: Quảng cáo thất thu mạnh vì nghị định 38/2021/NĐ-CP?

Cụ thể, tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên địa bàn. Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.

Việc livetream nổi lên thời gian gần đây một phần liên quan đến trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng - CEO khu du lịch Đại Nam khi sử dụng ekip trên nền tảng mạng xã hội YouTube, Facebook để truyền đạt cảm xúc của mình, trong đó nhiều lần được đánh giá là "đại chiến" livestream khi bị đáp trả.

Mới nhất trong tối 29/5, bà Hằng đã không livestream theo kế hoạch trước đó với lý do sức khỏe sau khi làm việc cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM về ekip thực hiện của mình.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nghề livestream khóc ròng khi mạng xã hội bị siết tương tác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO