Nghề độc lạ ở Ninh Bình: Không cho lá rụng... về gốc
09/02/2022 20:36
Theo quy luật, những chiếc lá già sẽ rụng về gốc để nuôi cây. Ở vùng đất cố đô Hoa Lư có một nghề độc lạ, đó là không cho lá rụng về gốc mà "bắt" chúng "lên tiếng" tạo ra nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Vùng đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình nổi tiếng với các điểm du lịch hấp dẫn, trong đó có con đường hai bên trồng toàn cây bồ đề dài nhiều cây số mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan, chụp ảnh.
Ngoài con đường cây bồ đề, ở chùa Bái Đính - ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam cũng là nơi có số lượng cây bồ đề "khủng". Từ những chiếc lá bồ đề già, ở Ninh Bình nhiều năm qua đã có thêm nghề độc lạ "thổi hồn" để cho những chiếc lá bồ đề "biết nói".
Những chiếc lá bồ đề già khi sắp rụng được bà con xã viên ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thu hái để làm nguyên liệu làm tranh lá bồ đề, hay các sản phẩm quà lưu niệm từ những chiếc lá mang đậm nét Phật giáo.
Anh Hoàng Thanh Phương - Chủ phòng tranh Bồ Đề Tây Phương (thành phố Ninh Bình) chia sẻ, những chiếc lá bồ đề già to, đẹp sẽ được bà con xã viên thu hái, sau đó về ngâm trong nước vôi 60 ngày để lấy xương lá. Xương lá được đem phơi khô, nhuộm màu làm nguyên liệu chính tạo ra những bức tranh lá bồ đề.
Nghề độc lạ "bắt" những chiếc lá bồ đề "lên tiếng" ở Ninh Bình hiện nay có gần 100 người tham gia. Từ việc thu hái lá bồ đề cho đến sơ chế, nhuộm màu, làm ra các sản phẩm lưu niệm... được những người trong nghề ví von là nghề "không cho lá rụng về gốc".
Anh Hoàng Hoài Nam chia sẻ, để làm ra một bức tranh lá bồ đề là hành trình khá dài. Vào tháng 7, tháng 8, các xã viên HTX Sinh dược sẽ tham gia thu hái lá trên cây, bởi đây là thời điểm xương lá dày dặn, thời tiết thuận lợi cho việc ngâm, chải lá. Lá được phơi khô, nhuộm màu sau đó mới có thể làm tranh.
Theo anh Lương Thanh Tùng, mỗi bức tranh lá bồ đề được làm từ 7 - 10 ngày, hoặc có thể lâu hơn, tùy vào kích thước hay độ khó khác nhau. Đối với những bức tranh dát vàng, pha trộn thêm chất liệu khác thời gian lâu đến cả tháng bởi quy trình chế tác rất khắt khe, tỷ mỉ, người thợ không thể làm nhanh được.
Anh Nam tâm sự, nghề "thổi hồn" cho lá bồ đề "biết nói" cần những người có đôi bàn tay khéo léo, tính tình thật kiên trì, quá trình sáng tác không được nóng vội. Bởi tranh lá bồ đề ngoài mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ còn có ý nghĩa sâu sắc liên quan đến Phật giáo, giúp con người giác ngộ.
Đa phần các sản phẩm làm từ tranh lá bồ đề mà các nghệ nhân ở vùng đất cố đô Hoa Lư đang làm để phục vụ cho du khách đều liên quan đến các câu chuyện về Đức Phật. Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ.
Mỗi bức tranh lá bồ đề được bán với giá tiền triệu, có những bức giá hàng chục triệu đồng. Nhờ nghề làm tranh lá, hiện nay có khoảng 40-50 người ở Ninh Bình đang có thu nhập ổn định với các công việc liên quan đến các công đoạn làm ra những bức tranh nổi tiếng này.
Anh Hoàng Hoài Nam làm việc tại xưởng tranh Bồ đề Tây phương với công đoạn điêu khắc và sắp đặt tranh lá bồ đề chia sẻ: "Mình làm việc ở đây thu nhập theo doanh số. Gắn bó với công việc làm tranh lá bồ đề, mình không chỉ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống mà còn được thỏa mãn niềm đam mê. Mỗi tác phẩm làm ra đến tay mọi người sẽ lan tỏa được ý nghĩa sâu xa của cây, lá bồ đề. Đây cũng chính là làm cho những điều tốt đẹp được lan tỏa".
Anh Hoàng Thanh Phương cho biết, dịp cuối năm và đầu năm mới du khách đến Ninh Bình du lịch tăng cao, các sản phẩm từ tranh lá bồ đề làm ra đến đâu khách mua hết đến đó. Để đủ nguyên liệu làm tranh, hiện phòng tranh của anh cùng Hợp tác xã Sinh Dược đang nghiên cứu để trồng thêm nhiều diện tích cây bồ đề hơn nữa để thu hái lá phục vụ làm tranh. Anh Phương hy vọng, năm mới sẽ tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động địa phương khi dòng tranh lá bồ đề của Ninh Bình đang được nhiều khách hàng tin dùng.
Trong số hàng trăm cây cảnh tham gia triển lãm tại TP Thanh Hóa, gốc cây sanh “Ngai vàng đất Việt” được chủ nhân định giá hàng chục tỷ đồng sau khi được chăm sóc và hoàn thiện suốt 20 năm qua.
Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tại thủ phủ trồng quất cảnh ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), thương lái đã đến đặt mua cây từ trước với số lượng lớn, nhiều chủ vườn đã cạn hàng để bán.
Giá thành sản xuất giảm, còn giá lợn hơi lại tăng mạnh và neo ở mức cao giúp các doanh nghiệp chăn nuôi lãi to. Thời điểm cận Tết, ‘ông lớn’ chăn nuôi lại đua tăng giá thịt lợn hơi.
Hoa mận trắng tinh khôi biểu tượng của núi rừng Tây Bắc đang ồ ạt xuống phố Hà Nội. Thế nhưng, thay vì có giá vài triệu đồng mỗi cành phục vụ người chơi nhiều tiền, năm nay loại hoa này bán chạy nhất với giá chỉ 5.000 đồng/cành.
Giá vàng hôm nay 20/12/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm mạnh sau khi Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo. Vàng nhẫn và miếng SJC khó mà đứng vững, dù hôm qua đã lao dốc khi kết phiên giảm cả triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng hôm nay 19/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau vài phiên giảm và giới đầu tư chờ tín hiệu chính sách lãi suất của Mỹ trong năm 2025. Vàng SJC, nhẫn trơn đều nhích lên dù sức cầu cuối năm không lớn.
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.
Cô cũng cần trấn an người yêu bằng cách giải thích, chia sẻ cảm xúc của mình một cách chân thành với anh ấy. Bạn trai của cô cảm thấy không thoải mái vì lo ngại mối quan hệ của cô với chồng cũ có thể ảnh hưởng đến tình cảm hiện tại của hai người.
Huỳnh Hoàng Phi giành được tấm vé tham dự đấu trường ONE Championship sau khi chiến thắng thuyết phục Huỳnh Văn Tuấn ở đêm chung kết giải Muay Thai Rampage x Road To ONE
Sáng 22/12, hàng nghìn người dân TPHCM và du khách chen chân lên tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để trải nghiệm trong ngày đầu vận hành chính thức.
Không ai phân công tôi vẽ Mẹ Việt Nam anh hùng. Trái tim tôi phân công. Tôi đi vẽ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là tôi đang trả món nợ ân tình”, họa sĩ Đặng Ái Việt xúc động bày tỏ…
Theo nhà chức trách, sau khi đánh lái tránh chiếc xe máy, ô tô do một nữ tài xế điều khiển đã lao vào nhà dân bên đường, tông trúng một bé gái tử vong.
Ngày 22-12-1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Bà Đấu Nguyễn (79 tuổi, ở Biên Hòa) dậy từ 3h sáng, cùng hàng xóm bắt xe lên Suối Tiên, để kịp đi chuyến đầu tiên ở ga Suối Tiên đến ga Bến Thành (quận 1, TPHCM), trong sự háo hức, khi lần đầu trải nghiệm Metro số 1.