Ngày 7/2 năm xưa: The Beatles lần đầu đến Mỹ, khởi đầu ‘cuộc xâm lăng của nước Anh’

Tổng hợp| 07/02/2024 06:00

‘Cuộc xâm lăng của nước Anh (British Invasion) là khái niệm để chỉ sự xuất hiện và trở nên phổ biến trong âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ nước Anh vào nửa đầu những năm 60 của thế kỷ 20, bắt đầu từ sự xuất hiện của The Beatles ở New York vào ngày 7/2/1964.

-Công chiếu phim hoạt hình Pinocchio

Này 7/2/1940, phim hoạt hình Pinocchio được công chiếu, trở thành một trong những tác phẩm hoạt hình kinh điển được yêu thích nhất của Disney, nổi tiếng với kỹ xảo hoạt hình xuất sắc và nội dung hấp dẫn.

Pinocchio dựa trên tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio của nhà văn Carlo Collodi. Đây là bộ phim thứ hai của hãng hoạt hình Walt Disney, sau phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

07000324.1.jpg
Pinocchio là bước đột phá mới của Disney. Ảnh: Movie

Phim ghi lại cuộc phiêu lưu của một chú bé gỗ Pinocchio mà người thợ mộc Geppetto tạo ra với mong muốn trở thành một cậu bé thực sự.

Một nàng tiên đã thực hiện điều ước của cậu bằng cách làm cho Pinocchio trở nên sống động, nhưng yêu cầu Pinocchio phải chứng minh giá trị của mình trước khi cô biến cậu thành một con người.

pinocchio-1940-where-to-watch_11zon.jpeg
Nhân vật chú bé Pinocchio. Ảnh: Movie

Dưới sự hướng dẫn của người bạn côn trùng của mình, Jiminy Cricket, Pinocchio trải qua một loạt cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc trên con đường trở thành một cậu bé thực sự. Cậu bé ràng buộc rằng mỗi khi nói dối thì chiếc mũi sẽ dài ra thêm.

Kỹ xảo hoạt hình trong Pinocchio mà Disney sử dụng thậm chí còn ấn tượng hơn trong bộ phim kinh điển mà hãng này cho ra mắt trước đó là ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn’ (1937).

pinocchio-315095l-576x0-w-eadd6e1c.jpg

Bộ phim còn đáng chú ý ở cách kể chuyện hài hước, bi thảm và hồi hộp. Phân cảnh Pinocchio giải cứu Geppetto khi bị cá voi nuốt vào bụng là một trong những khoảnh khắc hay nhất của Disney. Một điểm nổi bật khác của phim là phần âm nhạc với ca khúc When you wish upon a star đã trở thành kinh điển của Disney.

-Hoa Kỳ cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu đối với Cuba.

Ngày 7/2/1962, Mỹ mở rộng lệnh cấm vận với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Cuba. Lệnh cấm vận không cấm buôn bán thực phẩm và vật tư nhân đạo

Lệnh cấm này nhằm hạn chế các doanh nghiệp Mĩ và các doanh nghiệp có hoạt động thương mại tại Mỹ tiến hành thương mại với các lợi ích của Cuba. Đây là lệnh cấm vận thương mại lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại.

87b64c11-cd4e-43b3-9da6-1e2ff7479936_827x317.jpg
Bản tin Mỹ cấm vận thương mại với Cuba trên một tờ báo Mỹ năm 1962. Ảnh: historynet

Mỹ lần đầu tiên áp đặt lệnh cấm vận bán vũ khí cho Cuba vào ngày 14/3/1958, dưới chế độ Fulgencio Batista. Đến năm 1960, gần hai năm sau cuộc Cách mạng Cuba dẫn đến việc lật đổ chế độ Batista, Mỹ đặt lệnh cấm vận xuất khẩu sang Cuba ngoại trừ thực phẩm và thuốc sau khi Cuba quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu do Mỹ làm chủ mà không cần bồi thường.

Tính đến năm 2018, lệnh cấm vận được thực thi chủ yếu thông qua 6 đạo luật gồm: Đạo luật Giao dịch với kẻ thù (1917), Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài (1961), Quy định Kiểm soát tài sản Cuba (1963), Đạo luật Dân chủ Cuba (1992), Đạo luật Helms–Burton (1996) và Đạo luật Cải cách Trừng phạt Thương mại và Tăng cường xuất khẩu (2000).

Năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết không ràng buộc hàng năm, ngoại trừ năm 2020, lên án tác động đang diễn ra của lệnh cấm vận và tuyên bố nó vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và của luật quốc tế

Một số nhà lãnh đạo tôn giáo phản đối lệnh cấm vận vì nhiều lý do, bao gồm cả những hạn chế về nhân đạo và kinh tế mà lệnh cấm vận áp đặt lên người Cuba.

Giáo hoàng John Paul II kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận trong chuyến thăm mục vụ năm 1979 của ông tới Mexico. Thượng phụ Bartholomew I của Chính Thống giáo gọi lệnh cấm vận là một "sai lầm lịch sử" khi đến thăm hòn đảo vào ngày 25/1/2004.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ công khai kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận. Họ lập luận, chừng nào lệnh cấm vận vẫn tiếp tục, các doanh nghiệp nước ngoài không phải của Mỹ ở Cuba vi phạm lệnh cấm vận sẽ không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ, và do đó, sẽ có khởi đầu thuận lợi khi và nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ.

Năm 2009, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez, trong khi nói về cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh vài ngày trước đó, đã tuyên bố "nếu Tổng thống Obama không dỡ bỏ lệnh phong tỏa dã man này đối với người dân Cuba, thì tất cả chỉ là là một lời nói dối, tất cả sẽ là một trò hề lớn và đế quốc Hoa Kỳ sẽ vẫn tồn tại khỏe mạnh, đe dọa chúng ta’.

-The Beatles lần đầu đến Mỹ, khởi đầu ‘cuộc xâm lăng của nước Anh’

Sự xuất hiện đầy thắng lợi của The Beatles tại thành phố New York vào ngày 7/2/1964 đã mở ra cánh cửa cho vô số tài năng âm nhạc người Anh vào nước Mỹ. Những gì tiếp theo được gọi là làn sóng ‘cuộc xâm lăng của nước Anh’.

1024px-the_beatles_in_america_11zon.jpeg
Sự xuất hiện của The Beatles tại New York khởi đầu cho British Invasion. Ảnh: historynet

‘Cuộc xâm lăng của nước Anh - British Invasion) là khái niệm để chỉ sự xuất hiện và trở nên phổ biến trong âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ nước Anh vào nửa đầu những năm 60 của thế kỷ 20.

Nhìn nhận về làn sóng này, Rock and Roll Hall of Fame từng nhận xét ‘Cuộc xâm lăng của nước Anh’ tạo nên rất nhiều ảnh hưởng rộng khắp. Nó góp phần mang rock and roll phổ biến ở mọi nơi, đưa nước Anh trở thành trung tâm của âm nhạc thế giới, và mở ra thời kỳ thành công vang dội cho vô vàn các nghệ sĩ Anh sau này, ngay tại Mỹ.

‘Cuộc xâm lăng’ chính thức chấm dứt kỷ nguyên của nhạc surf, nhạc folk, thúc đẩy việc các ban nhạc nghiệp dư đi theo phong cách của "cuộc xâm lăng", góp phần tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa các thể loại của nhạc rock, cùng với đó là đóng khung hình ảnh của một ban nhạc rock.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 7/2 năm xưa: The Beatles lần đầu đến Mỹ, khởi đầu ‘cuộc xâm lăng của nước Anh’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO