Ngày 3/1 năm xưa: Apple ra đời, vươn mình thành 'đế chế công nghệ', Martin Luther bị rút phép thông công

Tổng hợp| 03/01/2024 06:00

Ngày 3/1/1977 Apple mới chính thức được hợp nhất, và được xem là ngày ra đời. Lúc này Ronald Wayne đã không còn tham gia, sau khi đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak với số tiền là 800 USD.

-Martin Luther bị rút phép thông công

Ngày 3/1/1521 Giáo hoàng Leo X đã ban hành sắc lệnh Decet Romanum Pontificem, rút phép thông công Martin Luther, vị linh mục dòng Augustine người Đức vì những chất vất và thực hành giáo lý mà ông khởi xướng.

martin-luther-hammerjpg-36ae0713d7bfee92.jpg
Tranh vẽ Martin Luther đóng đinh 95 luận đề lên cửa nhà thờ Wittenburg, công khai chất vấn Giáo hoàng. Ảnh: historynet

Thời điểm đó, cuộc cách mạng tôn giáo do Martin Luther khởi xướng đã lên đến đỉnh cao. Bắt đầu từ việc đóng đinh 95 luận đề vào cửa nhà thờ Wittenburg, Martin Luther đã công khai thách thức Giáo hoàng và chỉ trích kịch liệt những sai lầm của giáo hội, phủ nhận vai trò của Giáo hoàng và đòi hỏi ‘công chính hóa’.

Năm 1520, Giáo hoàng một lần nữa yêu cầu Martin Luther phải từ bỏ niềm tin và hành động của mình nhưng ông công khai từ chối và còn đốt luôn sắc chỉ từ Tòa thánh. Hành động trên đã buộc giáo hội rút phép thông công.

0e1bb7_a9458a1887a5433881d35e8e261ec66f-mv2.jpg
Sự kiện Martin Luther công khai đốt sắc chỉ của Giáo hoàng Leo X trở thành đề tài cho nhiều họa sĩ. Ảnh: historynet

Dù vậy, những cải cách mà Martin Luther khởi xướng vẫn tác động to lớn đến xã hội và chính trị châu Âu, chính thức ra đời phong trào ‘Kháng cách’ và bắt đầu cuộc ly giáo lớn thứ hai trong lịch sử giáo hội Công giáo kể từ sau cuộc ly giáo với Chính Thống giáo Đông phương.

Martin Luther đã khai sinh ra Tin lành và giáo hội Luther của ông, mà giáo hội Công giáo gọi những người tin theo ông là ‘thệ phản’.

-Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế - Xã hội và Văn hóa có hiệu lực

Ngày 3/1/1976, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế - Xã hội và Văn hóa (ICESCR) chính thức có hiệu lực sau khi được Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966.

ous_52419_p3230033-1-.jpg
Vai trò và quyền của phụ nữ được nhìn nhận rộng rãi và cụ thể hơn qua ICESCR. Ảnh: politico

Các quốc gia tham gia Công ước phải cam kết trao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân, bao gồm quyền công đoàn và quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, và quyền được đảm bảo mức sống phù hợp.

Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa ngày 24/9/1982

-Apple ra đời

Apple được thành lập ngày 1/4/1976 dưới tên Apple Computer bởi các đồng sáng lập là Steve Wozniak,Steve Jobs và Ronald Wayne.

Ngày 3/1/1977 Apple mới chính thức được hợp nhất, và được xem là ngày ra đời. Lúc này Ronald Wayne đã không còn tham gia, sau khi đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak với số tiền là 800 USD. Công ty được triệu phú Mike Markkula đầu tư 250.000 USD và trở thành tập đoàn công nghệ Apple Inc.

103507261-gettyimages-96210965.jpg
Steve Jobs và Steve Wozniak là hai cái tên gắn liền với lịch sử Apple. Ảnh: historynet

Đến nay Apple trở thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, được biết đến với các sản phẩm điện tử và máy tính sáng tạo.

Tính đến tháng 2/2023, đã có hơn 2 tỷ sản phẩm Apple đang được sử dụng trên toàn cầu.

-Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất trong thế kỷ này

Ngày 3/1/1988 Margaret Thatcher nhậm chức Thủ tướng Anh nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, trở thành Thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất của Anh.

Margaret Thatcher xuất thân là một nhà hóa học và cũng là một luật sư, trước khi tham gia chính trị và trở thành chính khách nổi tiếng bậc nhất của Anh, được mệnh danh là Người đàn bà thép (Iron Lady).

Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 - 1990), và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó.

thatcher.jpg
Margaret Thatcher l2 Thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất của Anh.  Ảnh: Politico

Ngày 4/5/1979, Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh với sự ủy nhiệm của cử tri nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái kinh tế của đất nước cũng như thu nhỏ vai trò của nhà nước trong các chức trách về kinh tế

Năm 1987 bà tiếp tục giành thắng lợi trong kỳ tổng tuyển cử và tiến hành lễ nhậm chức vào ngày 3/1/1988 Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng có thời gian tại chức dài nhất của Anh quốc kể từ Lord Liverpool (1812-1827), và là Thủ tướng đầu tiên chiến thắng trong ba kỳ bầu cử liên tiếp kể từ Lord Palmerston năm 1865. Tổng cộng 11 năm 208 ngày.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 3/1 năm xưa: Apple ra đời, vươn mình thành 'đế chế công nghệ', Martin Luther bị rút phép thông công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO