Ngày 28/2 năm xưa: ‘Chuyến đi lịch sử’ của Nixon đến Trung Quốc: Công bố tuyên bố chung Thượng Hải 1972; Giáo hoàng Benedict XVI từ chức

Tổng hợp| 28/02/2024 06:00

Ngày 28/2/1979, 'chuyến đi lịch sử' của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc kết thúc bằng việc công bố tuyên bố chung Thượng Hải khiến cả thế giới hồi hộp theo dõi. Cũng ngày này năm 2013, Giáo hoàng Benedict XVI - người đứng đầu Giáo hội Công giáo, từ chức.

-‘Chuyến đi lịch sử’ của Nixon đến Trung Quốc: Công bố tuyên bố chung Thượng Hải 1972

Ngày 28/2/1972, bản tuyên bố chung Thượng Hải giữa Mỹ - Trung Quốc (ký ngày 27/2/1972), còn gọi là ‘Công báo liên hiệp’, chính thức được công bố, trong ‘chuyến đi lịch sử’ của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc.

nixon-to-china-1972.jpg
Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai. Ảnh: NPR

Nội dung của bản tuyên bố Thượngt Hải khiến cả thế giới ‘sôi’ lên. Trong đó, có 4 điểm chính:

- Hai nước chấm dứt tình trạng thù địch

- Mỹ công nhận chính sách một nước Trung Quốc, thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, thay thế vị trí của Đài Loan

- Mỹ sẽ thiết lập cơ quan đại diện thương mại Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại Mỹ – Trung

- Mỹ sẽ giảm dần việc rút quân và bán vũ khí cho Đài Loan.

ntdvn_80819620-nixon-china.jpeg
Chu Ân Lai đón Richard Nixon tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh: NPR

Chuyến đi được chính Nixon mô tả là “tuần lễ làm thay đổi thế giới”. Việc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn được cho là đã dẫn đến sự rạn nứt lớn hơn giữa Trung Quốc với Nga, khiến thay đổi cán cân trong Chiến tranh Lạnh.

Sở dĩ gọi là ‘chuyến đi lịch sử’ là bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên, và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao.

Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng 1949.

ntdvn_gettyimages-3328008.jpeg
Richard Nixon duyệt đội danh dự của Trung Quốc trong lễ đón. Ảnh: NPR

Có thể nói chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc và bản tuyên bố Thượng Hải năm đó đã mở ra thời kỳ “hòa hoãn mới” giữa hai bên, mở đường cho việc Mỹ công nhận và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngày 1/1/1979. Không chỉ vậy, cái bắt tay lịch sử này tạo ra bước ngoặt mới trong quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình là được thừa nhận như một “cực” mới bên cạnh 2 cực Mỹ - Xô.

Tuy nhiên, tại sự kiện kỷ niệm 50 năm “Thông cáo chung Thượng Hải” tổ chức ngày 28/2/2022, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng hiện nay một phần là do bản thông cáo này chưa được tuân thủ hiệu quả.

-Giáo hoàng Benedict XVI từ chức

Ngày 28/2/2013, Giáo hoàng Benedict XVI (Gi áo hoàng Biển Đức) từ chức ở tuổi 85 vì lý do sức khỏe và tinh thần không còn đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Tòa thánh Vatican. Sự kiện này thu hút cả thế giới chú ý vì Giáo hoàng không chỉ là nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trên thế giới, mà còn bởi từ thời Trung cổ (năm 1415) đến nay mới có một Giáo hoàng từ chức.

imrs.jpg
Giáo hoàng Benedict XVI từ chức 8 năm lãnh đạo Giáo hội Công giáo. Ảnh: CNN

Ông chọn trở thành giáo hoàng danh dự và lui vào cuộc sống kín tiếng, dành thời gian cho nghiên cứu thần học, cầu nguyện và chơi đàn piano ở tu viện.

Giáo hoàng Benedict XVI tên thật là Joseph Aloisius Ratzinger, sinh ra và lớn lên tại vùng Bavaria, Đức. Ông được thu phong linh mục năm 1951, trong thời gian này ông giảng dạy tại một số trường đại học, trong đó có Bonn và Regensburg, sau đó đến Rome làm cố vấn cho Hội đồng Vatican II từ năm 1962 đến năm 1965.

1.jpg
Bức ảnh gia đình Joseph Ratzinger (ngoài cùng bên trái) chụp năm 1938 cùng anh trai Georg; bà mẹ Maria và chị gái và cha. Ảnh: Germany Catholic Agency

Năm 1977 ông được tấn phong Giám mục và bổ nhiệm là Tổng Giám mục Munich và Freising, trước khi được tấn phong Hồng y năm 1993. Ông trở thành người đứng đầu Vatican vào năm 2005 ở tuổi 78 sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời.

Khi được tấn phong Giám mục, ông chọn khẩu hiệu là ‘Cooperatores Veritatis’, nghĩa là ‘Đồng hành cùng chân lý’. Điều này phản ánh phần nào ý chí và con người của ông kể từ khi đi tu.

29.jpg
Giáo hoàng Benedict XVI thăm Nhà thờ Đức bà Paris năm 2008

Trong 8 năm lãnh đạo giáo hội Công giáo ông đã đối mặt nhiều sóng gió của Giáo hội: mất dần sức ảnh hưởng lẫn số lượng tín đồ vì thiếu điều chỉnh để bắt kịp với những thay đổi của xã hội hiện đại.

Là người từng đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin và cũng là một nhà thần học uyên bác, kiên định và bảo vệ những giá trị đức tin truyền thống Kito giáo, ông không tránh khỏi những chỉ trích là người thủ cựu. Nhưng ông luôn được đánh giá cao về tính khiêm nhường, uyên bác và là 'ngọn hải đăng dẫn lối và hoài niệm' các giá trị truyền thống của đức tin Kito giáo.

34.jpg
Giáo hoàng Benedict XVI chào đón Tổng thống Obama đến thăm Vatican năm 2007

Thời điểm nhận lãnh trách nhiệm đứng đầu Giáo hội, cũng là lúc những bê bối về linh mục lạm dụng tình dục trong các nhà thờ, giáo phận Công giáo bị phanh phui trên khắp thế giới. Vatican bị cuốn vào cơn bão chỉ trích với cáo buộc ém thông tin một cách có hệ thống các vụ bê bối, cho phép các giáo phận tự điều chuyển linh mục và dàn xếp bồi thường trong im lặng cho các nạn nhân.

Giữa sức ép dư luận, Đức Benedict XVI trở thành giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử trực tiếp nhìn nhận và bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc" về vấn nạn này tại các nhà thờ. Ông cũng gặp trực tiếp các nạn nhân.

38.jpg
Giáo hoàng cùng các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phê-Rô trong buổi đọc Kinh truyền tin hằng tuần, tháng 5/2010. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Benedict vẫn để lại nhiều dấu ấn về bảo vệ các diễn giải truyền thống trong Công giáo về vấn đề phá thai hay an tử. Ông cũng nỗ lực kìm chế xu hướng thế tục ở châu Âu và bảo vệ vai trò của nhà thờ trong dẫn dắt đời sống tinh thần của người dân châu lục.

Không phải là con cưng của các phương tiện truyền thông toàn cầu hay người theo chủ nghĩa dân túy, Benedict là một giáo viên, nhà thần học và học giả cốt lõi: trầm lặng và trầm ngâm với một đầu óc quyết liệt.

Chính sự tận tâm của Benedict đối với lịch sử và truyền thống đã khiến ông được các thành viên của cánh truyền thống của Giáo hội Công giáo quý mến.

Ông qua đời sáng 31/12/ 2022 tại đan viện Mater Ecclesiae ở Vatican ở tuổi 95, và được an táng bên dưới Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 28/2 năm xưa: ‘Chuyến đi lịch sử’ của Nixon đến Trung Quốc: Công bố tuyên bố chung Thượng Hải 1972; Giáo hoàng Benedict XVI từ chức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO