- Ngày 26/3/1931: Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngay từ rất sớm, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (họp từ ngày 20 - 26/3/1931, tại nhà số 236, đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và chỉ thị cho tổ chức Đảng ở các địa phương phải quan tâm đến việc xây dựng Đoàn Thanh niên.
Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với yêu cầu của cách mạng, đồng thời, phản ánh công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba (họp từ ngày 23 - 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hằng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
+ Từ 1931 - 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương
+ Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
+ Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
+ Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
+ Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
+ Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
+ Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Hệ thống tổ chức của Đoàn hoạt động bao gồm 4 cấp: cấp Trung Ương; cấp tỉnh; cấp huyện; cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
Cấp Cơ Sở
Cấp cơ sở bao gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở. Đoàn viên tham gia vào hoạt động của Đoàn Thanh niên tại cấp cơ sở. Đây là nơi quan trọng trong việc tương tác với cộng đồng và thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng.
Cấp Huyện/Quận và tương đương
Cấp này quản lý hoạt động của Đoàn tại mức địa phương, bao gồm cả huyện, quận và các cấp tương đương. Cán bộ cấp này sẽ tham gia vào việc tổ chức các sự kiện, hoạt động tại địa phương và tạo liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Cấp Tỉnh/Thành phố và tương đương
Cấp này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động quan trọng và là liên kết quan trọng giữa Đoàn và các cơ quan chính quyền tỉnh/thành phố.
Cấp Trung Ương
Đây là cấp quản lý cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ quan lãnh đạo chính của Đoàn và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Đoàn trên cả nước.
- Ngày 26/3/1975: Lá cờ giải phóng chính thức tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.
Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng đã cổ vũ mạnh mẽ đối với quân và dân cả nước. Thắng lợi giải phóng Thừa Thiên - Huế đã đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc Quân khu I và vùng I chiến thuật, giáng một đòn mạnh vào âm mưu có cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung, tạo đà cho bước chân thần tốc của đại quân ta tiến vào Đà Nẵng và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.