Ngày 24/12 năm xưa: Hưu chiến đêm giáng sinh; Liên Xô đưa quân vào Afghanistan; Sammer giành Quả bóng Vàng; Ku Klux Klan ra đời

Tổng hợp| 24/12/2023 06:00

Theo những ký thuật Thế chiến 1, một loạt những cuộc ngừng bắn không chính thức xảy ra dọc theo Mặt trận phía Tây trong dịp Giáng sinh năm 1914, như một thông điệp hòa bình, nhân văn và phản chiến.

-Ku Klux Klan ra đời

Ngày 24/12/1865 được xem là thời điểm khai sinh của Ku Klux Klan, còn gọi là băng đảng KKK hay nhóm Klan tại Mỹ, là tổ chức quái đản cổ súy thù hận người da đen, phân biệt chủng tộc, chống chế độ bãi bỏ nô lệ, chống Giáo hội Công giáo. KKK cũng chủ trương sử dụng bạo lực và các hình thức tuyên truyền như kiểu phát xít và ở nhiều thời điểm khác nhau bị xem là nhóm thực hiện tội ác chống lại loài người.

initiation-ceremony-ku-klux-klan_11zon.jpeg
Cách thức, hoạt động và tư tưởng quái đản của KKK là 'vết nhơ' của xã hội Mỹ. Ảnh: historynet

KKK hình thành ở Pulaski, bang Tennessee năm 1865 bởi 6 sĩ quan của quân đội ủng hộ chế độ nô lệ, thuộc Liên minh Miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ. KKK tồn tại qua 3 giai đoạn khác nhau, có thời điểm được cho là có đến hơn 500.000 thành viên. Tuy nhiên con số này nhiều khả năng là ‘ảo’.

KKK gây ra nhiều tội ác dã man, giết người và tuyên truyền thù hận, gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Mỹ. Hiện nay KKK đã bị Chính phủ Mỹ tiêu diệt nhưng sự hình thành của tổ chức này đã trở thành ‘vết nhơ khó gột rửa’ trong lịch sử nước Mỹ.

-Hưu chiến đêm giáng sinh (Christmas truce)

Một loạt những cuộc ngừng bắn không chính thức xảy ra dọc theo Mặt trận phía Tây trong dịp Giáng sinh năm 1914 khi Thế chiến 1 diễn ra.

Theo những ký thuật về Thế chiến 1, thời điểm này quân Đức và Anh đang giao chiến ác liệt ở khu vực thung lũng Aisne (Pháp). Cuộc chiến mau chóng rơi vào tình trạng bế tắc khi hai bên kìm chân nhau và cùng tổn thất nghiêm trọng.

illustrated_london_news_-_christmas_truce_1914.jpg
Tranh vẽ miêu tả 'hưu chiến đêm Giáng sinh' năm 1914. Ảnh: Britanica

Cuộc hưu chiến đầu tiên bắt đầu vào ngày trước Giáng sinh 1914. Các binh sĩ Đức đã đồng thanh hát bài "Stille Natch! Heilige Natch!" (Silent Night). Lính Anh đáp lễ bằng cách hát những ca khúc Giáng sinh. Những tiếng kêu to chào hỏi và chúc mừng Giáng sinh vang lên từ hai bên chiến tuyến. Ngay sau đó nhiều người băng qua vùng trận địa, tặng nhau những món quà nhỏ như thức ăn, thuốc lá, rượu, và những vật kỷ niệm như nút áo và mũ. Những khẩu đại pháo cũng im tiếng. Ở nhiều nơi, hưu chiến kéo dài qua Lễ Giáng sinh, có chỗ đến tận năm mới.

960x0_11zon.jpeg
Một cảnh 'hưu chiến đêm Giáng sinh' trong video  ca nhạc 'Pipes of  peace' của Paul McCartney. Ảnh: Britanica

Những giai thoại của ‘hưu chiến đêm Giáng Sinh’ đã đi vào thơ ca, âm nhạc và phim ảnh qua đó đề cao thông điệp nhân văn, phản chiến.

-Idris I làm Quốc vương Libya

Ngày 24/12/1951 Idris tuyên bố là vua của Libya độc lập. Idris sinh năm 1890. Năm 1902 được kế vị cha mình đứng đầu Sanusiyyah, một tổ chức Hồi giáo ở Cyrenaica. Vì còn quá nhỏ nên quyền lãnh đạo tạm giao cho người anh họ tên là Aḥmad al-Sharīf. Ông chỉ bắt đầu lãnh đạo tổ chức này từ 1916.

idris-i_11zon.jpeg
Idris I là Quốc vương đầu tiên và duy nhất của Libya kể từ khi giành độc lập. Ảnh: Britanica

Khi Libya tuyên bố độc lập vào tháng 12/1951, Idris trở thành Quốc vương. Tháng 9/1969, khi đang ở Thổ Nhĩ Kỳ trị bệnh, ông bị quân đội do Đại tá Muammar al-Gaddafi chỉ huy lật đổ. Idris phải sang Hy Lạp và sau đó được tị nạn chính trị ở Ai Cập. Năm 1974, ông bị xét xử vắng mặt vì tội tham nhũng và bị kết tội. Ông vẫn sống lưu vong ở Cairo cho đến khi qua đời năm 1983.

Cho đến nay Idris là vị vua đầu tiên và cũng là duy nhất của Libya.

-Liên Xô đưa quân vào Afghanistan

Ngày 24/12/1979 Liên Xô đã triển khai các lực lượng quân sự tại Afghanistan theo yêu cầu trực tiếp của chính phủ quốc gia Nam/Trung Á này, mở đầu 10 năm can thiệp quân sự tại đây.

Sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Afghanistan kéo dài tới tháng 2/1989. Theo các nguồn tin chính thức, cuộc chiến này đã khiến 15.000 quân Liên Xô và ít nhất 640.000 người Afghanistan thiệt mạng. Liên Xô đã không đạt được các mục tiêu đề ra: Chính quyền thân Liên Xô đã sụp đổ chỉ vài tháng sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanista.

convoy-soviet-vehicles-border-bridge-afghan-red-february-15-1989_11zon.jpeg
Quân Liên Xô đổ bộ vào Afghanistan năm 1979. Ảnh: historynet

Trong cuốn sách “Lịch sử Quan hệ Quốc tế, 1945-2008”, nhà chính trị học Alexey Bogaturov viết: “Cuộc chiến Afghanistan làm xấu đi vị thế kinh tế của Liên Xô và phá hỏng sự thống nhất trong xã hội Liên Xô”.

-Sammer giành Quả bóng Vàng

Ngày 24/12/1996 hậu vệ Matthias Sammer của Borussia Dortmund được vinh danh là cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất châu Âu, vượt trên trước tiền đạo Ronaldo của PSV/Barcelona và tiền đạo Alan Shearer của Newcastle United. Sammer cũng là cầu thủ Đức gần nhất giành Qủa bóng Vàng.

matthias-sammer-mit-dem-ballon-dor-1575285814-27909.jpg
Sammer là cầu thủ người Đức gần nhất giành được danh hiệu Qủa bóng Vàng. Ảnh: Onze

Thời điểm đó Sammer 29 tuổi, đã có một năm vô cùng thành công khi giành chức vô địch Bundesliga, góp công lớn cho ĐT Đức vô địch EURO 96 và giành luôn danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải. Ông cũng là thành viên chủ chốt giúp Dortmund vô địch Champions League 1996-1997.

Vì chấn thương năng ông phải giải nghệ năm 1998 khi mới 31 tuổi.

-Máy bay của India Airlines bị bắt cóc

Chiếc Airbus A300 của Indian Airlines trong chuyến bay 814 từ Kathmandu (Nepal) đi New Delhi (Ấn Độ) vào ngày 24/12/1999 bị không tặc bắt cóc, yêu cầu hạ cánh tại Kandahar, Afghanistan đang do Taliban kiểm soát.

Vụ bắt cóc này gây rúng động tình hình an ninh tại Ấn Độ và các nước lân cận, an ninh hàng không được đẩy lên mức cao nhất.

Thủ phạm vụ bắt cóc là tổ chức Hồi giáo cực đoan Harkat-ul-Mujahideen có căn cứ tại Pakistan. Sau khi máy bay hạ cánh, 27/176 hành khách được phóng thích.

171004091334-01-emperor-akihito.jpg
Chiếc máy bay của Indian Airlines tại sân bay Kandahar. Ảnh: historynet

Động cơ của hành động của nhóm không tặc là buộc Ấn Độ phải đàm phán, phóng thích các nhân vật Hồi giáo đang bị nước này giam giữ vì các tội ác gây ra.

Sau 7 ngày và nhiều lần thương lượng, Ấn Độ đồng ý phóng thích 3 tên là Mushtaq Ahmed Zargar, Ahmed Omar Saeed Sheikh và Maulana Masood Azhar. Sau đó, chính 3 tên này đã tham gia gây tội ác trong nhiều vụ khủng bố khác ở châu Âu, châu Á, Mỹ. Trong đó có vụ 11/9.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc 'có điện người dân vẫn phải đun bếp củi'
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao kiểm tra, làm rõ nội dung VietNamNet phản ánh việc người dân ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung sử dụng điện yếu, không thể vận hành các thiết bị, thậm chí phải đun bếp củi.
Đừng bỏ lỡ
Ngày 24/12 năm xưa: Hưu chiến đêm giáng sinh; Liên Xô đưa quân vào Afghanistan; Sammer giành Quả bóng Vàng; Ku Klux Klan ra đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO