Ngày 20/1 năm xưa: Tây Sơn đại phá quân Xiêm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Tổng hợp| 20/01/2024 06:00

Đêm 19 rạng sáng 20/1/1785 (10 tháng 12 năm Giáp Thìn), đội quân tinh nhuệ của nhà Tây Sơn chỉ mất nửa ngày để đại phá, đánh bại hơn 2 vạn binh Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát nhà Tây Sơn.

-Tây Sơn thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút

Đêm 19 rạng sáng 20/1/1785 (10 tháng 12 năm Giáp Thìn) trận chiến trên sông Rạch Gầm-Xoài Mút (thuộc Tiền Giang), giữa quân Tây Sơn và liên quân Xiêm – Nguyễn.

a3.jpg
Tranh 'Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút'. Ảnh: QĐND

Chỉ trong nửa ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã dùng chiến thuật phục kích để đánh tan lực lượng quân Xiêm đông gấp đôi, bảo vệ được chủ quyền của Đại Việt tại vùng Nam Bộ trước đội quân viễn chinh Xiêm La (nay là Thái Lan) do Nguyễn Ánh cầu viện.

300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, đã bị quân Tây Sơn phá tan.

Theo sử sách, kể từ khi khởi nghĩa, quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, lớn lao và rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. Chiến thắng này còn đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát nhà Tây Sơn.

-Chiến thanh nha phiến lần 1

Ngày 20/1/1841, cuộc xung giữa triều Mãn Thanh và đế quốc Anh bắt đầu, khởi đầu cho chiến tranh nha phiến lần thứ 1 dẫn đến việc để mất Hong Kong về tay Anh.

second_opium_war-guangzhou.jpg
Tranh miêu tả trận chiến giữa quân Thanh và quân Anh năm 1841. Ảnh: politico

Nguyên do cuộc chiến xung quanh việc chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.

-Thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ tại Sài Gòn

Ngày 20/1/1900, Viện Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient viết tắt là EFEO) chính thức được thành lập trên cơ sở Phái đoàn khảo cổ học thường trực tại Đông Dương đã được thành lập cuối năm 1898.

Đây là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên thực địa. Được thành lập tại Sài Gòn, nhưng EFEO lại nhanh chóng lan ra Hà Nội và phát triển mạnh mẽ ở đây.

bo-truong-bo-giao-duc-nguyen-van-huyen-cung-nhan-vien-cua-bao-tang-lich-su-viet-nam-nam-1958-1579464930404489279553-1579477513608381569460_11zon.jpeg
Bảo tàng Louis Finot  của Viện Viễn Đông Bác Cổ xây dựng năm 1926. Ảnh: EFEO

Kể từ khi thành lập đến CMT8 năm 1945, mặc dù chịu sự chi phối của chính quyền thuộc địa, EFEO luôn giữ vững mục tiêu khoa học độc lập để đạt được những thành tựu rực rỡ về nghiên cứu, xuất bản và bảo tồn di sản và văn hóa.

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, trụ sở chính của EFEO chuyển vào Sài Gòn và đến năm 1960 thì chính thức đóng cửa, chấm dứt 6 thập kỷ hoạt động ở Việt Nam.

-John F.Kennedy tuyên thệ nhậm chức: ‘đừng hỏi đất nước làm gì cho bạn…’

Ngày 20/1/1961, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức, là Tổng thống thứ 35 của Mỹ.

jfk-inaugural-ap-218469898638.jpg

Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông đã gây xúc động với đoạn: “Và vì vậy, những người đồng bào Mỹ của tôi: đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước của mình”.

-Mỹ tẩy chay Olympic Moscow 1980

Ngày 20/1/1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ sẽ không tham dự Olympic Moskow 1980 để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

mpo7l37alo3vmrgunfyiywlcri_11zon.jpeg
Tin Mỹ tẩy chay Olympic 1980 trên tờ Daily News. Ảnh: historynet

-Kết thúc ‘khủng hoảng con tin Iran’

Ngày 20/1/1981, giáo chủ Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini ra lệnh thả 52 con tin người Mỹ sau 15 tháng (444 ngày) giam giữ.

Năm 1979 là năm bất ổn xã hội nghiêm trọng ở Iran, đỉnh điểm là sự sụp đổ của chế độ quân chủ trong nước và việc Ayatollah Ruhollah Khomeini thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo. Iran. Từ một quốc gia thân phương Tây, được Mỹ hậu thuẫn, Iran trở thành một trong những kẻ thù không đội trời chung.

iran_hostage_crisis_-_iraninan_students_comes_up_u.s._embassy_in_tehran.jpg
Nhóm sinh viên Iran tấn công Tòa Đại sứ Mỹ tại Tehran. Ảnh: Politico

Ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên thuộc tổ chức ‘Muslim Student Followers of the Imam's Line’ đã đột nhập Đại sứ quán Mỹ tại Tehran bắt giữ hàng chục nhân viên tại đây. Trong số 90 người ở trong khu nhà, 6 người Mỹ trốn sang các sứ quán khác. Những người không mang quốc tịch Mỹ được phóng thích. Tuy nhiên, 66 người tiếp tục bị giam giữ.

hostage-american-captors-embassy-iranian-tehran-november-9-1979_11zon.jpeg
Các con tin bị bắt giữ. Ảnh: Politico

Mục địch việc bắt giữ con tin này, Iran yêu cầu Washington trục xuất cựu vương Shah Mohammad Reza Pahlavi, người đang ở Mỹ để điều trị ung thư sau khi bị lật đổ, về Iran để xử tử. Mỹ không những bác yêu sách này mà còn yêu cầu Iran "hãy thả các con tin ra ngay lập tức", đồng thời đảm bảo với cựu Quốc vương Iran rằng "sẽ không bao giờ dẫn độ ông ấy về Iran cho đến khi nước này thả hết con tin ra".

download.jpg
Iran đòi Mỹ trục xuất Shah, Mỹ đòi thả con tin. Ảnh: Politico

Trong hơn một năm, tình trạng bế tắc vẫn tiếp tục. Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter khi đó sắp kết thúc nhiệm kỳ, đã ủy quyền cho một nỗ lực giải cứu thảm khốc mang tên Chiến dịch Eagle Claw, dẫn đến cái chết của 8 lính Mỹ và 1 người dân Iran.

Sau khi cựu hoàng Iran qua đời vì ung thư ở Ai Cập, hai bên bắt đầu đạt được các cuộc đàm phán. Mỹ đã giải phóng gần 8 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Iran.

download-1-.jpg
Nhóm con tin bị bắt giữ năm 1919 trở về Mỹ. Ảnh: Politico

Ngày 20/1/1981, đúng thời điểm tân Tổng thống Ronald Reagan vừa hoàn thành bài phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức, Iran chính thức thả tự do cho các con tin sau lệnh của Ayatollah Ruhollah Khomeini, sau 444 ngày giam giữ.

Cho đên nay, sự kiện trên là cuộc khủng hoảng con tin kéo dài nhất trong lịch sử.

​-Ozzy Osbourne gây sốc cắn đứt đầu con dơi trên sân khấu

Ngày 20/1/1982, trong tour diễn ‘Madman’ tại Veterans Memorial Auditorium ở Des Moines (Iowa –Mỹ), ca sĩ nhạc Heavy Metal người Anh Ozzy Osbourne đã gây sốc nặng khi cầm một con dơi trên tay và…đưa vào miệng, cắn cụt đầu, máu tứa ra.

ozzybatscreenshot-2021-01-20-151228.png
Cảnh Ozzy Osbourne cắn đứt đầu con dơi trên sân khấu. Ảnh: Loudwire

Khán giả bên dưới phấn khích tột độ, hú hét điên dại trong tiếng guitar như những thanh sắt chà xát vào nhau, trống và bass dồn dập, còn Ozzy hơi hoảng.

Sau buổi diễn Ozzy được đưa đến Trung tâm Y tế Broadlawns để chích ngừa, kéo dài đến 3 tuần sau đó. “Mỗi đêm trong suốt phần còn lại của chuyến tham quan, tôi phải tìm bác sĩ và tiêm thêm nhiều mũi bệnh dại: Một mũi ở mỗi mông, một mũi ở mỗi đùi, một mũi ở mỗi cánh tay. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng những mũi tiêm phòng h dại mà tôi đã trải qua, không hề vui chút nào”, Ozzy kể lại trên Des Moines Register.

ozzy-osbourne-bat-flashback_11zon.jpeg
Ozzy Osbourne nổi tiếng với phong cách trình diễn sôi động, máu lửa và...quái đản. Ảnh: Loudwire

Rocker người Anh vốn nổi tiếng về những màn trình diễn quái đản kể thêm, trong lúc ‘phê nhạc’ ông thấy ai đó vứt lên sân khấu một vật lạ. Ông chộp lấy, nghĩ rằng nó là một khúc cây bằng cao su và hồn nhiên đưa vào miệng. Đầu con dơi lìa khỏi xác, máu phun ra. Ozzy con khoái trá kể rằng: ‘tôi thấy nó hơi co giật trong miệng. Vị hơi mặn, như muối’.

Đến nay đây là một trong những khoảnh khắc ‘ấn tượng’ nhất của làng nhạc rock metal thời cực thịnh thập kỷ 1980s.

Tháng 10 năm 1982, Veterans Memorial Auditorium ra quy định cấm đưa động vật sống hoặc sử dụng, trình diễn chung trong nhà hát nếu không có sự đồng ý.

-Nữ diễn viên Audrey Hepburn qua đời

Ngày 20/1/1993, nữ diễn viên gốc Bỉ Audrey Hepburn qua đời tại Thụy Sĩ, thọ 63 tuổi.

audrey-hepburn-in-breakfast-at-tiffanys-1633528960.jpg

Là biểu tượng của điện ảnh và thời trang, Hepburn hoạt động trong thời Hoàng kim của Hollywood. Bà xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh Mỹ do Viện phim Mỹ bình chọn và được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng Hollywood.

190409-hepburn-feature_11zon.jpeg

Audrey Hepburn được đánh giá là người đã tạo nên những vai diễn điện ảnh khó quên, là hình ảnh thu nhỏ của sự tinh tế và quyến rũ, đồng thời lại mê hoặc khán giả và các nhà phê bình bằng phong cách hoạt bát và sự quyến rũ.

-Ra mắt phim "Bốn đám cưới và một đám ma"

Ngày 20/1/1994 bộ phim hài "Bốn đám cưới và một đám tang" (tên tiếng Anh Four Weddings and a Funeral) chính thức ra mắt tại Liên hoan phim Sundance. Phim do Richard Curtis viết kịch bản, Mike Newell làm đạo diễn với sự tham gia của Hugh Grant.

acb6aea1e6162a18e2869c4ea6ef5b11.jpg

Phim hoàn thành chỉ sau 6 tuần bấm máy với chi phí dưới 3 triệu bảng Anh nhưng đạt thành công ngoài dự kiến và trở thành phim Anh Quốc thành công nhất lịch sử lúc bấy giờ, với doanh thu 245,7 triệu đô-la Mỹ và nhận một đề cử giải Oscar cho "Phim hay nhất". Bộ phim cũng đưa tên tuổi diễn viên Hugh Grant lên hàng ngôi sao hạng nhất.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 20/1 năm xưa: Tây Sơn đại phá quân Xiêm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO