Elizabeth Bathory (1560 – 1614) sinh ra trong một đình quý tộc hoàng gia tại Hungary. Ngay từ nhỏ, bà đã nổi tiếng vì sở hữu nhan sắc kiều diễm với đôi mắt xanh, làn da sáng cùng mái tóc óng ả.
Không chỉ mang trên mình khi chất quý phái trang trọng hơn người, Elizabeth còn là một người phụ nữ thông minh, có khiến thức uyên bác và thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Latin, Hy Lạp và Đức.
Bà kết hôn vào ngày 8/3/1575 với bá tước Nadasdy Ferenc tại Varanno. Elizabeth có tổng cộng 6 người con, Elizabeth sinh con gái đầu Anna vào năm 1578 , sau đó là Orsolya, con trai Andras bị chết non, sau đó bà sinh thêm hai người con trai út là Pal và Miklos vào năm 1598.
Những lúc chồng đi chinh chiến vắng nhà, nữ bá tước thường ở trong lâu đài một mình, đôi khi lui tới những khu chợ giao thương trong vùng. Lúc này, bà rất được mọi người yêu quý vì không những xinh đẹp mà còn hào phóng và uyên bác. Nhưng việc được nhiều người ngưỡng mộ đã vô tình khiến nữ bá tước mang nỗi ám ảnh về vẻ đẹp và quyền lực.
Ý nghĩ độc ác được nung nấu
Đến năm 40 tuổi, Elizabeth nhận ra vẻ đẹp của mình đã phai nhạt với nếp nhăn, rụng tóc. Việc bá tước Nadasdy thường vắng nhà khiến bà cảm thấy chồng chê bai vẻ "úa tàn" của mình. Trong một lần, người hầu chải tóc cho Elizabeth lỡ tay làm hơi mạnh, nữ Bá tước liền nổi cơn thịnh nộ, tát nữ hầu đau đến bật cả máu. Máu từ mặt cô người hầu vô tình văng trúng tay nữ Bá tước.
Phát hiện vết máu khô trên tay, bà lau chúng đi và chợt nhận ra vùng da dính máu đó tươi trẻ và tràn đầy sức sống hơn. Từ đó, ý tưởng níu giữ sắc đẹp thời xuân xanh đầy ác độc đã hình thành trong tâm trí người phụ nữ này: Tắm máu của trinh nữ.
Năm 1609, Elizabeth cho mở một "học viện" trong lâu đài để giúp các cô gái xinh đẹp hơn, có cơ hội đổi đời, thoát khỏi cuộc sống nghèo túng. Lần lượt các cô gái nghèo bị rơi vào bẫy và mất tích không bao giờ trở lại.
Đã có 25 cô gái từ các gia đình nghèo đã bị lừa tới đó, trước sự biến mất của những thiếu nữ này, tất cả người trong vùng đều cảm thấy nghi ngờ, nhưng vì Elizabeth là một người rất có thế lực nên không ai dám lên tiếng.
Điều đáng ghê rợn hơn là Elizabeth lấy máu của các cô gái xinh đẹp, đựng trong một chiếc bình vàng, sau đó từ từ uống hết, không khác gì hiện thân của ma cà rồng.
Tội ác được vạch trần
Chán chường tắm máu của dân nữ, Elizabeth nghĩ tới những tiểu thư của gia đình quyền quý, cho rằng máu của những cô gái quý tộc này sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Những nàng tiểu thư “lá ngọc cành vàng” đã rơi vào tầm ngắm.
Một lần bất cẩn vứt xác ra phía ngoài bức tường bao quanh lâu đài thì sự việc bất ngờ bị phanh phui. Vua Hungary sai bá tước Thurzo Gyory anh họ của Elizabeth tới điều tra.
Khi quân lính đột nhập vào lâu đài, họ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng: xác chết của những cô gái nằm giữa đại sảnh, máu bị rút hết. Một số cô khác còn thoi thóp và số còn lại bị treo lên sẵn. Theo ước tính, đã có hơn 600 cô gái trẻ là nạn nhân của con người khát máu này.
Trước sự việc ghê rợn này, nhà vua yêu cầu Elizabeth phải bị tử hình nhưng bá tước đã thuyết phục thành công vua rằng điều này ảnh đến giới quý tộc và xin hoãn phiên tòa. Vào năm 1611, tòa án hoàng gia tối cao đã họp xét xử Elizabeth. Nhờ mang trong mình dòng máu hoàng tộc và công lao của chồng, Elizabeth được miễn án tử nhưng bị giam cầm suốt đời tại chính tòa lâu đài gây ra tội ác.
Ngày giờ chết của bà không được xác định, người ta chỉ biết rằng vào ngày 21/8/1614, sau gần 4 năm giam giữ, cai ngục không thấy bà đụng đến thức ăn nên đã nhìn qua khe cửa và thấy nữ bá tước nằm gục mặt xuống sàn. Thi thể của bà sau đó được chôn tại nhà thờ trong vùng, nhưng do sự phản đối của dân làng về "con hổ cái Cachtice" nên được chuyển đến nơi sinh ra là thị trấn Nagyecsed. Đến lúc chết, Elizabeth vẫn không hề thốt ra lấy nửa lời ân hận về tội ác của mình.