Ngày 16/1 năm xưa: Người phụ nữ đầu tiên làm nguyên thủ quốc gia châu Phi

Tổng hợp| 16/01/2024 06:00

Ngày 16/1/2006, Ellen Johnson Sirleaf tuyên thệ nhậm chức tổng thống Liberia, trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm nguyên thủ quốc gia của một quốc gia châu Phi.

-Tiểu thuyết Don Quijote ra mắt tại Madrid

Ngày 16/1/1605, Tác phẩm Đôn Kihôtê của nhà văn Miguel de Cervantes được phát hành lần đầu tại Madrid.

Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh những chuyến phiêu lưu của một lão quý tộc già sống ở xứ Mancha tên là Alonso Quixano, người luôn đắm chìm trong thế giới hiệp sĩ do đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ đến mức mất trí, quyết định trở thành một kỵ sĩ để làm sống lại tinh thần hào hiệp và phụng sự cho quốc gia. Cùng với người hầu Sancho Panza, cả hai lên đường hành hiệp và gặp vô số chuyện dở khóc dở cười.

800px-bronze_statues_of_don_quixote_and_sancho_panza.jpg
Tượng Don Quijote và Sancho Panza tại Madrid. Ảnh: wiki

Được xuất bản thành hai phần vào năm 1605 và 1615, Don Quijote là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu. Nhân vật của tác phẩm, qua hình tượng Don Quijote, phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý.

Trong tiếng Anh, tính từ "quixotic" ngày nay có nghĩa là "anh hùng rơm" hay "lãng mạn" lấy từ tên nhân vật này.

file-20180416-587-7554t_11zon.jpg
Tranh vẽ 'thầy trò' Don Quijote - Sancho trên đường hành hiệp của Jules David. Ảnh: Comics Art

Tác phẩm cũng không hoàn toàn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.

Dịch giả Trương Đắc Vị là người chuyển thể thành công tác phẩm này từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Việt vào năm 1979.

-Hồ Diệu Bang từ chức

Ngày 16/1/1987, Tổng bí thư Hồ Diệu Bang từ chức, vì (theo các văn bản chính thức) đã phạm “những sai lầm trong các vấn đề liên quan tới những nguyên tắc chính trị quan trọng”. Triệu Tử Dương trở thành quyền Tổng bí thư.

20151117173823330_small-1_11zon.jpg

-Bắt đầu Chiến tranh vùng Vịnh 

Ngày 16/1/1991, các lực lượng đa quốc gia bắt đầu mở các cuộc tiến công chống quân đội Iraq chiếm đóng Kuwait, mở đầu cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 1

là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia[21] do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2/8/1990, sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngay lập tức bị Liên Hợp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế.

Những hành động quân sự dẫn tới 1 thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồng minh.

-Tổng thống CHDC Congo bị ám sát

Ngày 16/1/2001, Tổng thống CHDC Congo Laurent-Desire Kabila bị một trong số các cận vệ của ông ám sát, ông được tuyên bố qua đời hai ngày sau đó.

Laurent-Désiré Kabila Kabila sinh từ một thành viên bộ lạc Luba ở Baudoinville, Katanga, là một thủ lĩnh và chính trị gia nổi dậy người Congo. Ông đóng vai trò then chốt trong việc lật đổ nhà độc tài lâu năm Mobutu Sese Seko. Kabila sau đó trở thành tổng thống của đất nước, phục vụ từ năm 1997 đến năm 2001.

laurent-desire-kabila.jpg
Tổng thống Laurent-Desire Kabila năm 1998. Ảnh: Politico

Bất mãn với chế độ của Tổng thống Mobutu khiến Kabila thành lập một nhóm nổi dậy. Đỉnh điểm là năm 1990, quân của Kabila với sự hậu thuẫn của Rwanda và Uganda tiến vào thủ đô Kinshasa lật đổ thành công Mobutu.

Tuy nhiên, sau đó quan hệ giữa Kabila với Rwanda và Uganda ngày càng xấu đi, dẫn đến Chiến tranh Congo lần thứ hai, thu hút sự tham gia của một số quốc gia châu Phi. Nhiệm kỳ tổng thống của Kabila cũng bị hoen ố bởi những cáo buộc về chủ nghĩa độc tài và vi phạm nhân quyền.

Kabila đã bị bắn vào chiều ngày 16/1/2001, bởi một trong những vệ sĩ của ông là Rashidi Kasereka, người này cũng bị tiêu diệt khi đang cố gắng chạy trốn khỏi hiện trường.

Ông bị ám sát do một phần của một âm mưu đảo chính bất thành, sau khi bị bắn Kabila vẫn còn sống và được đưa tới một bệnh viện ở Zimbabwe.

Sau đó Chính phủ Congo xác nhận ông đã chết ở đó vào ngày 18 tháng 1. Một tuần sau đó, xác của ông đã được đưa về nước để làm lễ tang cấp quốc gia, con trai ông là Joseph đã trở thành tổng thống.

-Người cuối cùng đi bộ trên Mặt trăng qua đời

Ngày 16/1/2017, phi hành gia người Mỹ Eugene Cernan, người cuối cùng đi bộ trên Mặt trăng, qua đời ở tuổi 82.

Ông ba lần đi vào không gian vào các năm 1966, 1969, 1972 và là một trong ba người từng hai lần được lên Mặt Trăng.

saluteas17-134-20380_custom-e5ec6acd1ad87f887eba4af82ed5bb8cfdb7e7ad-s1100-c50.jpg
Eugene Cernan trong chuyến lên Mặt trăng năm 1972. Ảnh: NASA

Trong sứ mệnh Mặt Trăng cuối cùng của Chương trình Apollp, Cernan khi đó là Chỉ huy trưởng của Tàu Apollo 17 cùng với Harrison Schmitt đã trở thành "người cuối cùng lên Mặt trăng.

Khác với hai nhiệm vụ trước, trong sứ mệnh cuối cùng, Eugene Cernan và Schmitt đã ở trên Mặt Trăng ba ngày, dùng xe chuyên dụng di chuyển 30km và mang về 100kg đá trên bề mặt hành tinh sau 22 tiếng thăm dò miệng núi lửa và các ngọn đồi.

eugene-andrew-cernan_11zon.jpeg

Trong những ngày thám hiểm còn lại, ông đã viết ba chữ cái trong tên của con gái mình lên Mặt Trăng. Ông cho rằng những chữ này sẽ tồn tại "lâu hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng".

"Tôi biết tôi đã thay đổi trong ba ngày và tôi không còn chỉ thuộc về riêng Trái Đất", Eugene Cernan viết trong cuốn hồi ký "Người đàn ông cuối cùng trên Mặt trăng".

-Người phụ nữ đầu tiên làm nguyên thủ quốc gia châu Phi

Ngày 16/1/2006, Ellen Johnson Sirleaf tuyên thệ nhậm chức tổng thống Liberia, trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm nguyên thủ quốc gia của một quốc gia châu Phi.

Bà là Tổng thống thứ 24 của Liberia với hai nhiệm kỳ kéo dài từ  2006 đến  2018. Nhiệm kỳ tổng thống của bà đã đánh dấu những bước quan trọng hướng tới hòa bình và tái thiết ở Liberia sau nhiều năm bất ổn dân sự và xung đột.

ellen_johnson_sirleaf_ca_2016.jpg
Ellen Johnson Sirleaf là nữ nguyên thủ đầu tiên tại châu Phi. Ảnh: Politico

Sirleaf tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Công tại ĐH Harvard. Sau đó, bà đảm nhiệm nhiều vai trò tài chính khác nhau trong Chính phủ Liberia và nổi tiếng là một nhà kinh tế tài năng trong cộng đồng tài chính quốc tế.

Sirleaf phải đối mặt với án tù vào năm 1985 do chỉ trích chế độ quân sự của Samuel Doe và bị buộc phải lưu vong sau khi tranh cử không thành công trước Charles Taylor trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997.

Năm 2005 bà đắc cử Tổng thống. Trong thời gian tại vị, bà đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực thúc đẩy hòa bình và quyền phụ nữ.

Ellen Johnson Sirleaf có một nền giáo dục đa dạng. Sau cuộc hôn nhân sớm kết thúc do hành vi ngược đãi của chồng, cô tập trung vào việc phát triển học tập và nghề nghiệp của mình.

Với tư cách là tổng thống, Johnson Sirleaf đã có lập trường mạnh mẽ về việc giảm nợ, xóa nợ đáng kể cho Liberia. Bà quyết tâm nhổ tận gốc nạn tham nhũng, thành lập Ủy ban chống tham nhũng Liberia. Chính phủ của bà đã có những bước tiến trong việc tăng cường quyền tự do thông tin và thành lập Ủy ban Sự thật và Hòa giải.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 16/1 năm xưa: Người phụ nữ đầu tiên làm nguyên thủ quốc gia châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO