Ngày 14/3 năm xưa - Ngày Valentine trắng: khi tình yêu không do màu sắc

Tổng hợp| 14/03/2024 06:00

Ngày Valentine trắng (White day) được ấn định ngày 14/3, xuất phát từ Nhật Bản và chỉ phổ biến ở một số quốc gia châu Á. Vào ngày này, mọi người tặng quà đáp lại những người đã tặng quà cho mình vào ngày Valentine ‘chính vụ’ 14/2. Nhưng bằng cách nào Valentine trắng lại tìm được vị trí của mình trong xã hội Nhật Bản?

Không giống như ở phương Tây, nơi tặng quà trong ngày Valentine thường là một hành động có đi có lại, ngày Valentine trắng (White day) tại Nhật là dịp để phụ nữ thể hiện tình cảm của mình với phái mạnh. Có thể là sô cô la, hoa hay một món quà độc đáo nào đó cùng ‘kokuhaku’ (lời tỏ tình).

Bạn không khó để tìm thấy thông tin về nguồn gốc của ngày này trên internet. Nhưng hầu hết chung chung và không rõ ràng. Mới đây, tờ Tokyo Weekender đã ghi lại hai câu chuyện giải thích cho sự ra đời của ngày này.

shutterstock_42329290-2048x1087.jpg_11zon.jpg
Vô vàn những cách giải thích khác nhau về Valentine trắng khiến ngày này không nhiều sức hút như Valentine đỏ

Năm 1977, ngành sản xuất bánh kẹo của Nhật muốn thực hiện một cuộc kích cầu để tăng doanh số bán hàng và tiêu thụ. Các doanh nghiệp nhận ra cần cụ thể hóa bằng một kịch bản về một ngày ‘đáp lễ’ của phụ nữ với đàn ông đã tặng sô cô la, quà tặng vào ngày Valentines. Một công ty bánh kẹo tên Ishimura Manseido có trụ sở ở Fukuoka đã mở đầu bằng cách tung ra thị trường một loại kẹo dẻo dành riêng cho nam giới. Ngay lập tức, các công ty bánh kẹo khác cũng tung ra thị trường các loại sô cô la trắng.

Hiệp hội Công nghiệp Bánh kẹo Quốc gia bắt đầu coi đây là "ngày trả lời" cho Valentines. Dần dần, Valentines trắng trở nên quen thuộc và lan sang nhiều nước khác. Những món quà phổ biến trong ngày này thường là đồ ăn, bánh kẹo và thường là màu trắng, kể cả các quà khác như túi xách, nước hoa, trang sức lẫn…đồ lót.

Giai thoại trên có phần phiến diện, gây hoài nghi vì dù sao đây cũng chỉ là cơ hội để thúc đẩy thương mại mà các doanh nghiệp Nhật rất khôn ngoan tìm thấy cơ hội để bán hàng, kích cầu tiêu dùng.

white-day_11zon.jpg
Ở Nhật, phụ nữ thường mua quà tặng phái mạnh trong ngày 14/3 để bày tỏ tình cảm

Giai thoại thứ 2 cũng tương tự, nhưng ly kỳ và…mùi mẫn hơn hẳn. Rằng, vào thời điểm đó tại Hakata, một khu vực nổi tiếng của Fukuoka có một phụ nữ đã viết một lá thư cho một tạp chí dành cho phụ nữ nổi tiếng, thắc mắc về về chuyện ‘bất bình đẳng’ trong ngày Valentine.

Lá thư của cô viết: “Thật không công bằng khi chỉ đàn ông tặng sô cô la cho phụ nữ vào ngày Valentine nhưng chẳng mấy người đáp lại tình cảm đó. Tại sao chúng ta không tặng họ thứ gì đó? Một chiếc khăn tay, một chiếc kẹo, thậm chí cả kẹo dẻo…”

Giám đốc điều hành của Ishimura Manseido vô tình đọc được bức thư trên và nảy ra ý tưởng ‘lại quả’. Ông cho làm một món ngọt mới làm từ bột marshmallow với sô cô la nhồi bên trong. Những chiếc kẹo này đi kèm với lời ngôn tình ướt át đậm chất…mồi chài của cánh đàn ông: “Anh cũng muốn nhận được thanh sô cô la từ em, và hãy gói nó bằng trái tim trinh bạch của mình’. Ý tưởng này liền được các nhà sản xuất bánh, kẹo ngọt ở Nhật hưởng ứng, vì đang lúc khủng hoảng ế ẩm.

Năm 1977, Valentine trắng lần đầu tiên được vào ngày 14 tháng 3, khi đó còn được gọi là “Ngày kẹo dẻo”. Đây là điều gây ngạc nhiên lớn trong một xã hội vốn nổi tiếng là gia trưởng như Nhật.

Thực tế, ngày Valentine trắng, “ngày kẹo dẻo’ chỉ phổ biến tại Nhật và không mấy thu hút được người ngoại quốc. Về sau, ngày này được gọi là ‘White day’ để ‘Tây’ hơn nhưng cũng không cải thiện sức hút. Như đã nói, đây chỉ là dịp để kích cầu tiêu dùng, hơn là dịp để thể hiện tình cảm.

39a3dac6763087691380a056823cb03e_11zon.jpg
Sức hút của Valentine trắng ngày càng giảm

Dần dần Valentine trắng trở nên phổ biến hơn nhưng cũng chỉ ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Đến năm 2019, quy mô thị trường ước tính cho lễ kỷ niệm này là khoảng 49 tỷ Yên, tương đương 325 triệu USD.

Tuy còn nhiều tranh luận về nguồn gốc, ý nghĩa và sức hút nhưng điều chắc chắn là độ phổ biến của Valentine trắng đã suy giảm khá nhiều. Từ năm 2018 đến 2019, thị trường cho ngày này ước tính đã giảm khoảng 8%, tương đương 4 tỷ Yên.

Sự sụt giảm này có nhiều nguyên nhân nhưng một trong số đó là do sự thay đổi ngày càng tăng về vai trò giới tính trên khắp Nhật Bản.

Ý nghĩa của Valentine trắng cũng dần thay đổi theo thời gian. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2024, 2.500 người mua sô cô la Valentine đã được hỏi họ dự định tặng món ngọt cho ai, có 44,7% trả lời là thành viên trong gia đình, không phải người yêu. Trước sự phát triển của động lực giới trong xã hội đương đại, khó có khả năng truyền thống này sẽ tự hồi sinh.

Điều chắc chắn là khi người ta yêu nhau, ngày nào cũng là Valentine, bất kể nó màu gì!

    • Ai cho sự yên tĩnh
      Bài này tôi viết cách đây hơn 10 ngày, lúc mà câu chuyện về sư Minh Tuệ chưa cao trào như những ngày sau đấy. Trực tiếp TBT Tạp chí Sông Lam đặt, mà tạp chí thì không nhanh như báo mạng, tháng ra 1 số. Nhưng hôm nay đọc lại, thấy vẫn mới và thời sự, có chi mô nơ?
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Ngày 14/3 năm xưa - Ngày Valentine trắng: khi tình yêu không do màu sắc
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO