Ngày 13/1 năm xưa: Nhà văn Emile Zola ‘giải oan’ cho Dreyfus

Tổng hợp| 13/01/2024 06:00

Ngày 13/1/1898, nhà văn Emile Zola viết bài báo nổi tiếng 'Tôi kết tội' (J'accuse) trên tờ L'Aurore của Georges Clemenceau, kết tội Bộ Tổng tham mưu Pháp có vai trò lớn trong vụ kết án Đại úy Dreyfus. Bài báo đã gây tiếng vang lớn và thúc đẩy quá trình xét xử lại vụ án nổi tiếng này.

-Nhà văn Emile Zola ‘giải oan’ cho Dreyfus

Ngày 13/1/1898, nhà văn Emile Zola viết bài báo nổi tiếng 'Tôi kết tội' (J'accuse) trên tờ L'Aurore của Georges Clemenceau, kết tội Bộ Tổng tham mưu Pháp có vai trò lớn trong vụ kết án Đại úy Dreyfus. Bài báo đã gây tiếng vang lớn và thúc đẩy quá trình xét xử lại vụ án nổi tiếng này.

alfred-dreyfus_11zon.jpg
Đại úy Dreyfus. Ảnh: Famous Trials

Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp vào cuối thế kỷ 19, xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với Đại úy Alfred Dreyfus, một người Pháp gốc Alsace theo Do Thái giáo.

zola_vp_1735701.jpg
'Tôi kết tội' (J'accuse) trên tờ L'Aurore của Georges Clemenceau năm 1898 của Emile Zola. Ảnh: historynet

Cụ thể, ông bị buộc tội đã để lộ cho người Đức một số tài liệu bí mật, bị kết án tù khổ sai chung thân về tội phản quốc và đày đi đảo Guyane. Vào lúc đó, các quan điểm của giới chính trị Pháp là hoàn toàn ác cảm với Dreyfus. Đây là vụ án chính trị rúng động nước Pháp.

emile-zola_11zon.jpg
Nhà văn Emile Zola. Ảnh: Famous Trials

Émile Zola vẫn không ngần ngại dính líu vào vụ này khi ông tin vào sự trong sạch của người bị kết tội và bắt tay viết bài báo trên.

Vì bài báo này, Zola đã bị kết tội vu khống với mức án cao nhất cho tội này là 1 năm tù, kèm số tiền phạt lên tới 7500 franc (do nhà văn Octave Mirbeau trả hộ). Để thoát khỏi án phạt, nhà văn buộc phải sống lưu vong ở Luân Đôn một năm, khi quay về Pháp ông đã viết thêm một loạt bài báo về Vụ án Dreyfus trên tờ La Vérité en marche.

800px-degradation_alfred_dreyfus.jpg
Tranh vẽ mô tả việc giáng chưc Dreyfus. Ảnh: historynet

Ngày 29/9/1902, Émile Zola đột ngột qua đời vì bị ngạt ngay trong nhà của mình khi ống khói bị tắc. Cái chết của nhà văn lớn được coi là một tai nạn, tuy nhiên vì Zola có rất nhiều người thù ghét (đặc biệt là những người chống Dreyfus) nên giả thuyết của một vụ ám sát là không thể loại trừ.

-Binh biến Đô Lương

Từ đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến tinh thần các binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp trong cuộc chiến với Thái Lan nên đã hình thành nên sự phản kháng trong hàng ngũ của một số tầng lớp binh lính, trong đó nổi bật nhất là binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương - Nghệ An).

1.jpg
Chân dung Đội Cung. Ảnh: BTLSVN

Ngày ngày 13/1/1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An) đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh, định phối hợp cùng binh lính người Việt ở đây tấn công quân Pháp để chiếm thành. Kế hoạch không thành. Đội Cung bị Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn rất dã man, trước sau ông vẫn nhất định không khai và nhận hết trách nhiệm về mình. Quân Pháp đã xử tử Đội Cung cùng với 10 đồng chí của ông tại Vinh ngày 24/4/1941. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày.

-Thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên

Ngày 13/1/1992, Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên.

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), có diện tích 720km2. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.

tuyenduongsongdongnai-le-duc-khanh1-768x576.jpg

Ngày 04/08/2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Đây là khu đất ngập nước thứ 1,499 của thế giới và là khu thứ hai của Việt Nam.

-Messi ghi bàn thứ 400

Ngày 13/1/2019 Lionel Messi ghi bàn thứ 400 cho Barcelona.

Bàn thắng của Messi được thực hiện ở phút 53 trong trận thắng 3-0 trước Eibar ở mùa giải La Liga 2018-2019.

messi-barca-1.jpg
Tình huống Messi ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 ở trận thắng Eibar. Ảnh: Reuters

Messi trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử cán mốc 400 bàn thắng tại giải La Liga. Bàn thắng đầu tiên của siêu sao người Argentina tại giải đấu này là ở trận gặp Albacete ngày 1/5/2005, chỉ 2 phút sau khi vào sân từ băng ghế dự bị.

Bàn thắng thứ 100 của Messi là vào lưới Almeria năm 2010. bàn thắng 200 là vào lưới Osasuna năm 2013 và bàn thắng thứ 300 là tháng 2/2016 vào lưới Sporting Gijon.

Bác ân xá với sát thủ ám sát Robert F. Kennedy

Ngày 13/1/2022 Thống đốc California Gavin Newsom quyết định đình chỉ việc ân xá cho Sirhan Sirhan, người đã ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, sau 53 năm ngồi tù

Rạng sáng ngày 5/6/1968, Robert Kennedy (em trai của Tổng thống John F. Kennedy), Thượng nghị sĩ của New York, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ giành vị trí ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở California, đã có bài phát biểu chiến thắng trong phòng khiêu vũ của Khách sạn Ambassador ở Los Angeles.

sirhan-sirhan_11zon.jpg
Sirhan Sirhan bị kết án tử hình năm 1969. Ảnh: politico

Sau bài phát biểu, Kennedy di chuyển về phía nhà bếp của khách sạn để chào những người ủng hộ thì bị Sirhan Sirhan bắn ba phát ở cự ly gần bằng một khẩu súng lục. Kennedy qua đời tại bệnh viện vào ngày hôm sau, ở tuổi 42. Vụ ám sát gây rúng động nước Mỹ vì anh trai của ông là Tổng thống John F. Kennedy đã bị ám sát năm 1963.

Sirhan Sirhan là một người Palestine sinh ra ở Jerusalem. Y thừa nhận mình ám sát Robert F. Kennedy vì ông này có quan điểm ủng hộ Israel. Y từng trả lời nhà báo Robert Frost: "Mối liên hệ duy nhất của tôi với Robert Kennedy là việc ông ta đứng về phía Israel, qua việc gửi 50 máy bay ném bom đến đó để trút lên đầu người Palestine chúng tôi".

Năm 1969, Sirhan Sirhan bị tuyên tử nhưng năm 1972 được giảm xuống chung thân sau khi California bãi bỏ án tử hình và vẫn bị giam giữ ở California. Năm 2021 y được ân xá nhưng đến ngày 13/1/2022 Thống đốc Gavin Newsom đã hủy lệnh ân xá này và hiện y vẫn bị giam, trở thành phạm nhân thụ án tù lâu nhất thế giới.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 13/1 năm xưa: Nhà văn Emile Zola ‘giải oan’ cho Dreyfus
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO