Ngày 10/12 năm xưa: UNICEF ra đời; Ký kết Nghị định thư Kyoto; Playboy xuất bản số báo cuối, Muhammad Ali đánh trận cuối cùng; Giáo hoàng thăm nhà thờ Lutheran

Tổng hợp| 11/12/2023 06:00

Ngày 11/12/1946, UNICEF ra đời với nhiệm vụ giúp đỡ và cứu trợ trẻ em sống ở các nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau 77 năm UNICEF là tổ chức luôn đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia.

-Bức Mona Lisa được trao trả sau hai năm mất cắp

Ngày 11/12/1913, bức kiệt tác Mona Lisa của nghệ sĩ bậc thầy thời Phục hưng Leonardo da Vinci được trao trả cho Bảo tàng Lourve (Pháp) sau 2 năm bị mất cắp.

Bức họa vốn được nước Pháp lưu giữ khi vua Francois I mua lại từ một trong các học trò của Da Vinci sau cái chết của ông. Sau một được treo tại cung điện Versailles, bức họa được chuyển đến Bảo tàng Louvre sau Cách mạng Pháp.

01h3z3bsh8kgwzzfby58_11zon.jpg

Tranh Mona Lisa bị đánh cắp vào năm 1911 và hai năm sau được phát hiện tại nhà một người Ý tên là Vincenzo Peruggia, ở Florence, vốn là cựu nhân viên của Bảo tàng Louvre. Đã có hơn 150.000 người đã ký vào đơn kiến nghị đòi bảo tàng Louvre ở Pháp trả lại cho nước Ý

-Thành lập Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF

Ngày 11/12/1946, nghị quyết 57(I) của Đại hội đồng Liên hợp  thành lập Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund, UNICEF), một tổ chức giúp đỡ và cứu trợ trẻ em sống ở các nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

partnershipheroun0579231.jpg

UNICEF là tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động trên toàn cầu luôn đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam và UNICEF hợp tác từ năm 1975.

Che Guevara phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Ngày 11/12/1964, Che Guevara phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York. Che Guevara đã tố cáo chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc và những bất công, áp bức trên toàn cầu.

Ông cũng đề cập đến cuộc chiến tại Việt Nam và nhiều vấn đề quốc tế khác. Bài phát biểu của Che gây chấn động dư luận.

dqwsxt7ueaa5j9g.jpg

Trận đấu cuối cùng của Muhammad Ali

Ngày 11/12/1981, huyền thoại quyền anh Muhammad Ali thi đấu trận thứ 61 trong sự nghiệp, cũng là trận đấu cuối cùng của ông, gặp tay đấm đang lên là Trevor Berbick. Lúc này Muhammad Ali đã 39 tuổi trong khi đối thủ mới 27.

11207174635_6a7bdc79c7_b.jpg

Trận đấu được tổ chức ở Trung tâm thể thao Queen Elizabeth, Nassau, Bahamas. Sau 10 hiệp đấu, Trevor Berbik đã giành chiến thắng với ưu thế kỹ thuật khi các trọng tài thống nhất về điểm số.

-Chuyến thăm giáo hội Lutheran đầu tiên của một giáo hoàng

Ngày 11/12/1983, Giáo hoàng John Paul II đến thăm và phát biểu tại một nhà thờ của Giáo hội Lutheran tại Ý. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ngài, cũng là của một Giáo hoàng tới một nhà thờ Lutheran, trong bối kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Martin Luther, một Linh mục Công giáo đã khởi xướng cải cách Tin Lành, dẫn đến ly giáo với giáo hội Công giáo.

gettyimages-1403125252-612x612.jpg

Trong cuộc viếng thăm này Ngài kêu gọi hàn gắn cuộc tranh chấp kéo dài gần 500 năm giữa Công giáo và người theo hệ phái Tin lành Luther: “chúng ta ở đây để tìm kiếm sự hiệp nhất trọn vẹn của các Kitô hữu. 790 triệu người Công giáo La Mã và 70 triệu người Luther trên thế giới không nên để mình “nản lòng trước những khó khăn mà chúng ta gặp phải trên đường đi”.

Vì tôn trọng “sự khác biệt rõ ràng trong học thuyết và trong cuộc sống”, Giáo hoàng John Paul II đã không đội mũ mitre vốn là biểu tượng cho quyền lực của Giáo hoàng. Mục sư Lutheran Christoph Meyer nhấn mạnh trước chuyến thăm rằng Giáo hoàng đã được mời với tư cách là Giám mục của Rome chứ không phải với tư cách là người đứng đầu giáo hội Công giáo.

Cả hai cùng nhau cầu nguyện, chúc lành cho cộng đoàn và cùng đọc kinh Tin Kính dựa trên một văn bản từ thế kỷ 15 mà cả hai giáo hội cùng sử dụng.

-Stephen Hawking giành giải Vật lý trị giá 3 triệu USD

Ngày 11/12/2012, nhà vật lý người Anh Stephen Hawking giành giải Vật lý cơ bản trị giá 3 triệu USD. Đây là giải thưởng học thuật có giá trị cao nhất thế giới.

ferguson9780230340602-c74445b9d650189500c1d2cb30d27e99719fb29c.jpg

-Ký kết Nghị định thư Kyoto

Ngày 11/12/1997, bản dự thảo được ký kết tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba tại Kyōto, do UNFCCC khởi xướng. và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/2/2005.

climate-change_jvwo_11zon.jpg

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên Hợp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó những quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế.

Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước ký kết tham gia chương trình này.

Playboy xuất bản số báo khiêu dâm cuối cùng

Ngày 11/12/2015 Tạp chí khiêu dâm nổi tiếng Playboy xuất bản số báo cuối cùng có nội dung khiêu dâm để chính thức chuyển sang nội dung…lành mạnh, sau 62 năm ‘làm điên đảo đời sống tình dục của quý ông’.

Trang bìa số báo cuối cùng có in hình nữ diễn viên, ‘quả bom sex’ Pamela Anderson. Trong số này Pamela được phỏng vấn bởi James Franco - người đóng vai Hefner trong Lovelace, bộ phim năm 2013 về ngành công nghiệp khiêu dâm những năm 1970.

151211-playboy-0710_11zon.jpg

Playboy được thành lập vào năm 1953 bởi Hugh Hefner, người vẫn là tổng biên tập của tạp chí. Số đầu tiên có sự góp mặt của Marilyn Monroe. Những người nổi tiếng khác đã từng ‘lên bìa’ gồm Ursula Andress, Kim Basinger và Drew Barrymore v.v. Tờ New York Times từng đưa tin lượng phát hành của Playboy đã giảm từ 5,6 triệu bản năm 1975 xuống còn khoảng 800.000 bản ở thời điểm cuối cùng.

Scott Flanders, GĐĐH của Playboy từng nói trên tờ New York Times về sự sụt giảm phát hành là do sự phát triển của Internet: “Trận chiến đó đã diễn ra và công nghệ đã giành chiến thắng. Bây giờ bạn chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể thực hiện mọi hành vi tình dục mà mình có thể tưởng tượng được, lại miễn phí hoàn toàn. Và vì vậy Playboy trở nên lỗi thời vào lúc này”.

Saudi Arabia chấm dứt lệnh cấm rạp chiếu phim kéo dài 35 năm

Ngày 11/12/2017, Saudi Arabia chính thức ban hành quy định cho phép các rạp chiếu phim hoạt động trên toàn quốc, chấm dứt lệnh cấm kéo dài 35 năm. Quyết định ‘mở cửa’ này cho thấy nỗ lực của Saudi Arabi trong việc cải tổ xã hội và hình ảnh của mình sau nhiều thập kỷ cai trị theo đường lối cứng rắn.

Các rạp chiếu phim đầu tiên sẽ được mở vào tháng 3/2018 và dự kiến sẽ có tới 2.000 rạp chiếu phim trong vòng 12 năm.

2565_11zon.jpg

Bộ trưởng văn hóa Awwad Alawwad phát biểu: “Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển nền kinh tế văn hóa của vương quốc. Việc mở rạp chiếu phim sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa. Bằng cách phát triển lĩnh vực văn hóa rộng lớn hơn, chúng tôi sẽ tạo ra các cơ hội việc làm và giáo dục mới, cũng như làm phong phú thêm các lựa chọn giải trí của vương quốc”.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 10/12 năm xưa: UNICEF ra đời; Ký kết Nghị định thư Kyoto; Playboy xuất bản số báo cuối, Muhammad Ali đánh trận cuối cùng; Giáo hoàng thăm nhà thờ Lutheran
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO