Ngày 10/12 năm xưa: Ngày quốc tế nhân quyền; Alfred Nobel qua đời và giải Nobel đầu tiên; Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ra đời

Tổng hợp| 10/12/2023 06:00

Hôm nay 10/12 là ngày Quốc tế Nhân quyền, là ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) được ký kết, cũng là ngày sinh của Alfred Nobel và trao giải thưởng Nobel đầu tiên sau khi ông qua đời 5 năm.

Ngày Quốc tế Nhân quyền

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10/12/1948 ở điện Chaillot tại Paris, Pháp. Eleanor Roosevelt nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, ngôn là người đứng đầu ủy ban dự thảo và đại đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản tuyên ngôn.

2021.03.12-noise-barrage-against-the-killings-jvc-6-1392x928-1.jpg

Ngày 10/12 hàng năm được Liên hợp quốc công nhận là Ngày Quốc tế Nhân quyền (Human Rights Day) và được các nước trên thế giới kỷ niệm. Đây cũng là ngày được chọn để trao giải Nobel Hòa bình.

Alfred Nobel qua đời

10/12/1896 Alfred Nodel qua đời ở tuổi 63. Ông một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ và một triệu phú người Thụy Điển. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.

gettyimages-72085930-daec35ef89434dd989adaca3d4e8fabc.jpg

Alfred Nobel từng bị chỉ trích gay gắt vì chế tạo ra thuốc nổ gây ra nhiều cái chết đau đớn và thương tâm. Sau khi ông qua đời, một tờ báo Pháp đã đăng bài có tựa đề: Le marchand de la mort est mort (nhà buôn thần chết đã qua đời), có đoạn: "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua."

Trong di chúc của mình Afred Nobel nguyện dành hết tài sản đồ sộ của mình thành lập giải thưởng Nobel để hàng năm trao cho những ai có thành tựu mang lại lợi ích thiết thực cho nhân loại, không phân biệt quốc tịch.

Giải thưởng Nobel đầu tiên

Ngày 10/12/1901, đúng 5 năm sau ngày Alfred Nobel qua đời, giải thưởng Nobel lần đầu tiên được tổ chức theo di nguyện của ông. Là một nhà khoa học kiêm triệu phú, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản của mình để lại, khoảng hơn 180 triệu USD.

screenshot-2022-10-04-172129.jpg

5 giải Nobel đầu tiên được trao cho các nhân vật tiêu biểu trong các lĩnh vực: Vật lý (Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức, phát minh ra tia X hay còn gọi là tia Rontgen), Hóa học (Jacobus Henricus van 't Hoff , người Hà Lan), Y học (Emil von Brehring, người Đức), Văn học (Sully Prudhomme, người Pháp). Giải Nobel Hòa bình được trao cho Jean Henri Dunant – người sáng lập ra Hội Chữ thập đỏ và Frederic Passy - nhà hoạt động vì hòa bình.

-Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)

Ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) được ký kết để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994. Đến nay đã có 167 quốc gia và cộng đồng EU tham gia.

unclos_220221209140053-1670724912588.jpg

Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.

-Khai mạc phiên tòa lớn nhất thế giới

Ngày 10/12/1986, phiên tòa xét xử lớn nhất trong lịch sử với toàn bộ 474 bị cáo là mafia Ý, khai mạc tại Palermo. Phiên tòa còn được biết đến với tên gọi ‘Maxi Trial’.

Phiên tòa kéo dài từ ngày 10/12/1986 đến ngày 30/1/1992 (ngày cuối cùng của Tòa giám đốc thẩm Tối cao), và được tổ chức trong một tòa án được xây như kiểu một hầm trú ẩn có thể tránh được bom đan, nằm bên trong nhà giam Ucciardone ở Palermo.

fonekasxwaaql7-.png

Đây được coi là phiên tòa quan trọng nhất từ trước đến xét xử Mafia Sicilia, cũng như phiên tòa lớn nhất trong lịch sử thế giới. Trong suốt và sau phiên tòa, một số thẩm phán và quan tòa đã bị Mafia giết chết

-Cựu độc tài Pinochet qua đời

Ngày 10/12/2006 Tướng Augusto Pinochet đã qua đời sau một cơn đau tim tại một bệnh viện quân đội tại thủ đô Santiago, Chile, thọ 91 tuổi.

Augusto Pinochet trở thành tướng quân sự chỉ 19 ngày trước khi tiến hành đảo chính lật đổ TT Salvador Allende. Trong suốt thời gian cầm quyền (1973-1990), ông đã áp đặt tại Chile một chế độ độc tài quân sự hà khắc chưa từng có. Theo Chính phủ Chile, đã có ít nhất 3.197 người bị giết vì những lý do chính trị trong suốt thời gian này. Tang lễ của Augusto Pinochet đã diễn ra vào sáng 11/12 tại một trường quân sự ở Santiago.

230912-augusto-pinochet-mb-1335-8efc17.jpg

Cái chết của Pinochet đã chấm dứt nỗ lực của các tổ chức nhân quyền từ hơn một thập kỷ qua nhằm đưa ông ra trước tòa án quốc tế để trả giá cho những tội ác trong suốt thời gian ông cầm quyền. Đón nhận tin tức về cái chết của Pinochet, rất nhiều người dân Chile đã đổ xuống đường ăn mừng, nhảy múa.

-Martina Hingis kết hôn

Ngày 10/12/2010 tay vợt nữ người Thụy Sỹ Martina Hingis thành hôn với Thibault Hutin, một VĐV Thể dục dụng cụ, tại buổi lễ đơn sơ ở Paris. Năm 2013 Hingis tiết lộ vợ chồng cô đã ly thân từ lâu.

hi-res-118053671_crop_north.jpg

20 tháng 7 năm 2018, Hingis kết hôn với bác sĩ thể thao Harald Leemann ở Thụy Sĩ trong một buổi lễ bí mật tại Grand Resort Bad Ragaz. Cả hai có một con gái sinh năm 2019.

Martina Hingis là một trong những tay vợt nữ thành công nhất lịch sử quần vợt với 5 danh hiệu Grand Slam (3 Australian Open, 1 Wimbledon và 1 US Open). Năm 2013 Hingis đã được vinh danh trong ngôi nhà của các huyền thoại quần vợt. Hingis giải nghệ năm 2017.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 10/12 năm xưa: Ngày quốc tế nhân quyền; Alfred Nobel qua đời và giải Nobel đầu tiên; Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ra đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO