Ngành hàng tiêu dùng nhanh: chững lại ở thành thị, nông thôn vẫn tăng trưởng trong năm 2022

THANH PHƯỢNG (tổng hợp)| 23/02/2023 15:54

Báo cáo FMCG Monitor 2022 của Kantar Worldpanel cho thấy khối lượng tiêu thụ FMCG chững lại ở khu vực thành thị của 4 thành phố chính trong khi đó vẫn tăng trưởng dương tại khu vực nông thôn.

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, căng thẳng leo thang khi Nga tiến hành xâm lược toàn diện Ukraina, để lại những tác động lớn mang tính toàn cầu: Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng sản xuất; Đe dọa an ninh lương thực và an ninh năng lượng toàn cầu; Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.

2/3 nền kinh tế phát triển và hơn một nửa thị trường mới nổi ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn dự đoán vào 2021, khiến lạm phát thế giới năm 2022 ở mức 8,8%. Theo IMF, một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị suy giảm trong năm nay hoặc năm tới và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,7% vào năm 2023.

Trong khi các nước trên thế giới nới lỏng chính sách kiểm soát dịch bệnh thì Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Zero-Covid và chỉ vừa nới lỏng vào đầu năm 2023. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có ý nghĩa then chốt đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Song, lạm phát sẽ tiếp tục thay đổi đáng kể do sự phục hồi chuỗi cung ứng, thông quan, xuất nhập khẩu.

Năm 2022 là một năm liên tiếp diễn ra những sự kiện lớn như nghỉ việc thầm lặng hay sa thải hàng loạt, gây sức ép lớn lên hoạt động sản xuất và đời sống người lao động toàn cầu. ILO (The International Labor Organization) dự báo rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức cao hơn thời điểm trước Covid-19 cho đến năm 2023.

Theo đó những điểm nhấn trong báo cáo của Kantar về ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở Việt Nam trong năm 2022 có thể kể đến gồm có Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP ấn tượng 8.02%, cao nhất từ năm 2011.

Sự bất ổn trên toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đã và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Lạm phát trong năm 2022 được kiểm soát ở mức 3.15% nhưng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023.

Tăng trưởng FMCG chủ yếu đến từ việc tăng giá trung bình. Khối lượng tiêu thụ FMCG chững lại ở khu vực thành thị của 4 thành phố chính trong khi đó vẫn tăng trưởng dương tại khu vực nông thôn.

Tốc độ tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến đang chững lại trong khi các kênh mua sắm hiện đại và truyền thống đang phục hồi do người tiêu dùng đang dần trở lại thói quen trước Covid-19.

Ngành chăm sóc cá nhân đang trên đà tăng trường mạnh mẽ sau năm 2021 sụt giảm về giá trị. Đặc biệt là các ngành hàng sản phẩm tẩy trang và kem chống nắng ghi nhận lượt mua trung bình tăng cao hơn so với toàn ngành trong 2 năm liên tiếp.

Đến cuối năm 2022, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn về tình hình tài chính của hộ gia đình. Thách thức mới này sẽ khiến người tiêu dùng thắt chặt hầu bao hơn trong các chi tiêu FMCG. Các nhãn hàng và cần ứng phó nhanh chóng với thay đổi tâm lý này để hạn chế rủ ro trong tương lai, báo cáo của Kantar cho biết thêm.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngành hàng tiêu dùng nhanh: chững lại ở thành thị, nông thôn vẫn tăng trưởng trong năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO