Ngoài các tài sản là biệt thự cổ và một loạt nhà đất, bà Trương Mỹ Lan xin tòa cho nhận lại 5.000 tỷ đồng đã góp vào Ngân hàng SCB. Số tiền này để tăng vốn điều lệ nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra vụ án.
Chánh án TAND Tối cao khẳng định, các cơ quan đang cố gắng hết sức trong giải quyết vấn đề liên quan vật chứng vụ án Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, việc này cần thận trọng, tránh để phát sinh vụ án khác.
Sau khi liên tiếp hạ hạn mức chuyển tiền tối đa, SCB lại vừa tiếp tục giảm hạn mức chuyển tiền xuống chỉ còn 10 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng, đồng thời giải thể 4 phòng giao dịch.
Bộ Tài chính đề xuất nâng mức phạt tối đa từ 100 triệu đồng lên 3 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần đối với vi phạm về kiểm toán độc lập để đủ sức răn đe. Thời hiệu xử phạt sẽ là 10 năm, thay vì 1 năm.
Bà Trương Mỹ Lan tranh thủ bữa cơm trưa tại trụ sở Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM để mời một số “át chủ bài” đến bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ đồng thông qua việc phát hành 25 gói trái phiếu khống.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo tìm chủ mới cho lô xe 23 chiếc chuyên dụng chở tiền và thanh lý 27 máy ATM đã qua sử dụng. Khách hàng quan tâm có thể mua từng chiếc riêng lẻ.
Việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là yếu tố làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Vụ Đưa, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn hay vụ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ ở Bộ Công Thương, được VKSND Tối cao đưa vào báo cáo gửi Quốc hội.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo Trương Mỹ Lan được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Bị cáo cũng có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày, kể từ 12/4.
Theo đại diện VKS, Trương Mỹ Lan không có nhiều tài sản như bị cáo trình bày, không có nguồn tài chính dồi dào, hơn 94% tài sản được mua bằng tiền chiếm đoạt từ SCB.
Trong phần đối đáp, VKSND TP.HCM cho rằng, Trương Mỹ Lan coi SCB như công cụ tài chính, nơi giữ tiền, lúc nào cần tiền thì bà Lan chỉ đạo các bị cáo khác rút tiền.